K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2021

Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt với nhau thì phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà làm việc tàn nhẫn với nhau.

Sự tích cây khế Truyện cổ tích nổi tiếng và ý nghĩa về đạo đức, khuyên nhủ chúng ta tránh thói xấu tham lam, ích kỷ. Hãy chăm chỉ lao động để có cuộc sống tốt đẹp! Sự tích cây khế hay còn gọi sự tích ăn khế trả vàng  một trong những truyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng được các bé rất yêu thích.

3 tháng 10 2019

tra rùi kô đc

3 tháng 10 2019

ừ vậy còn hỏi

1 tháng 10 2017

Bạn qua https://h.vn/ hỏi đi. Ở đây là trang toán mà

1 tháng 10 2017

Nhầm

https://h.vn/

25 tháng 3 2022

Tham khảo:

Câu 1:

Xin chào tất cả mọi người, ta là Sơn Tinh - người thường được mệnh danh là thần núi. Hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe về câu chuyện của cuộc đời ta.

Ta sinh ra và lớn lên tại vùng rừng núi Tản Viên. Từ nhỏ ta đã có tài dời non lấp bể. Càng lớn, sức mạnh của ta càng mạnh hơn. Khi trưởng thành, ta có thể di chuyển nguyên một quả đồi, thậm chí là một dãy núi. Đến tuổi cập kê, ta đem lòng yêu mến công chúa Mị Nương, một người vừa nết na lại hiền thục. Khi nghe tin Vua Hùng tổ chức kén rể, ta ngay lập tức đến đăng kí. Đến vòng cuối cùng, ta gặp một đối thủ mạnh không kém tên là Thủy Tinh. Hắn có khả năng hô mưa gọi gió, tạo ra giông bão. Vì thế, Vua Hùng mãi vẫn không thể chọn ra người vừa ý. Cuối cùng, ngài ấy đưa ra một danh sách các sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Và dặn rằng, ai là người đem sính lễ đến đầy đủ và nhanh hơn sẽ được cưới công chúa.

Suốt ngày và đêm hôm đó, ta đi khắp nơi tìm kiếm, thu thập những sính lễ cần thiết. Đến hôm sau, trời vừa tờ mờ sáng là ta vội vào hoàng cung, xin hỏi cưới ngay. Cuối cùng, may mắn đã mỉm cười với ta, khi ta thành công cười được người vợ hiền mà mình hằng yêu quý. Hôn lễ diễn ra trong sự vui sướng tràn trề của muôn dân. Kết thúc, ta đưa Mị Nương về nhà mình ở núi Tản Viên.

Tuy nhiên trên đường đi, chúng ta gặp phải Thủy Tinh đang nổi giận đùng đùng đuổi theo phía sau. Hắn hô mưa, gọi gió, tạo thành dông bão, cuốn từng đợt từng đợt mạnh mẽ. Chẳng mấy chốc mà thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trong biển nước. Tiếng muôn dân kêu gào bị sấm sét nhấn chìm. Thấy thế, ta ngay lập tức quay trở lại, chiến đấu đến cùng với tên Sơn Tinh. Ta bốc từng quả núi, đắp thành những tường lũy thật cao để chắn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước cao đến đâu ta liền đắp đất cao lên đến đấy. Không chút nao núng và sợ hãi. Suốt mấy ngày đêm, ta và Thủy Tinh cứ giằng co với nhau như vậy mãi, đến cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành phải rút lui. Tuy nhiên, hắn không hề chịu thua, mà năm nào cũng đem quân lên lần nữa để tấn công ta. Thế nhưng, chưa khi nào và sẽ không bao giờ hắn có thể chiến thắng được ta.

Thôi, vợ ta đang gọi ta ở phía bên ngoài rồi. Nên câu chuyện dừng lại ở đây thôi. Tạm biệt tất cả mọi người.

Câu 2:

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

25 tháng 3 2022

 1.tham khảo:

Ta là Sơn Tinh, một chàng trai đến từ vùng núi Tản Viên. Từ nhỏ, ta đã có khả năng dời non lấp bể, khiến bao người tôn sùng, ngưỡng mộ. Vợ của ta là nàng Mị Nương - con gái của Vua Hùng. Để cưới được nàng, ta đã trải qua rất nhiều khó khăn.

Năm đó, khi ta đến hỏi cưới Mị Nương, đã vượt qua rất nhiều người khác. Nhưng duy nhất chỉ có Thủy Tinh là khiến ta phải dè chừng. Cậu ta đến từ biển xa có tài hô mưa gọi gió. Thủy Tinh và ta ngang sức ngang tài khiến Vua Hùng rất khó khăn trong việc chọn lựa. Cuối cùng, ngài đã ra thử thách cuối cùng là phải chuẩn bị các sính lễ quý hiếm theo yêu cầu. May mắn thay, ta là người đem đầy đủ sính lễ đến trước, nên cưới được Mị Nương làm vợ. Thủy Tinh đến sau, thua cuộc nên tức giận vô cùng. Hắn hô mưa gọi gió làm thành giông bão, dâng nước đuổi theo ta để đòi cướp vợ. Nhưng ta nào đâu khoanh tay chịu thua. Ta dời đất, dựng đê chắn dòng nước lũ. Nước dâng cao đến đâu, ta nâng cao đồi núi đến đấy. Cứ như vậy, sau hằng tháng trời, Thủy Tinh kiệt sức đành rút lui.

Từ đó về sau, năm nào Thủy Tinh cũng đem quên đánh ta hòng trả thù xa, nhưng chẳng bao giờ có thể chiến thắng được cả. Còn ta thì cứ thế mà sống hạnh phúc cùng vợ của mình tại núi Tản Viên tươi xanh.

2.tham khảo:

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.Vợ tôi liền nói:- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!Chim nói:- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?Chim thần cũng nói:- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
12 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.

Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.

Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.

Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.

Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.

Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.

Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.

12 tháng 6 2021

#Tham_khảo!

 

Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.

Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.

 

Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.

Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

27 tháng 2 2022

Tham khảo

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

 

6 tháng 2 2022

Kết cục của người anh trong truyện cây khế là phải trả cái kết đắng vì lòng tham lòng vô đáy của mình.

Từ kết cục của người anh , tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học rằng ;  Chúng ta cần sống lương thiện, tốt bụng như người em trong chuyện. Ở hiền thì gặp lành , không nên giống với người anh, tham lam , ích kỉ 

6 tháng 2 2022

cảm ơn bn

16 tháng 3 2022

Chuyện cổ tích Cây khế khép lại, trong tâm trí em vẫn hiện lên ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người em trai hiền lành, chất phác, thật thà. Trái ngược lại với người anh tham lam, ích kỉ thì người em trai hiện lên với phẩm chất hiền lành, lương thiện, sống hòa hợp với thiên nhiên và yêu thương vạn vật. Vì hiền lành và coi trọng tình anh em, nên dù không nhận được tài sản gì ngoài mảnh vườn nhỏ, anh vẫn vui vẻ, không ganh ghét người anh. Người em còn là người sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu mến vạn vật khi anh để cho chim ăn khế dù tài sản của mình chẳng có gì. Nhờ sự lương thiện, siêng năng mà anh đã được trả ơn xứng đáng và cuộc sống thoát khỏi cảnh cơ cực. Người em chính là nhân vật đại diện cho kiểu người nhân hậu trong truyện cổ. Qua nhân vật này, nhân dân muốn gửi đến bạn đọc bài học về chân lí “ở hiền gặp lành” và hướng con người chúng ta đến lối sống lương thiện trong cuộc đời

 

21 tháng 2 2021

– Cải tạo giống: Người ta hay sử dụng phương pháp lai giống kết hợp với thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi.

+ Thụ tinh nhân tạo: Nhằm tạo ra những giống vật nuôi cho năng suất cao nhất, trong thời gian ngắn nhất.

+ Lai giống: lai giữa giống địa phương và các giống nhập ngoại để tạo ra các giống vừa có năng suất cao, vừa thích nghi tốt điều kiện môi trường địa phương

- Ví dụ:

+ Lai lợn ỉ với lợn ngoại tạo giống ỉ lai tăng năng suất thuần (40kg), ỉ lai (100kg).

+ Lai giữa khoai tây trồng với khoai tây dại tạo được 20 giống mới có giá trị, có sức đề kháng cao, năng suât cao.

+ Lai khác loài trong họ cá chép tạo cá chép lai năng suất cao (7 tháng tuổi nặng 3 kg).

 

21 tháng 2 2021

Em cảm ơn co ạ