Câu 8: Đọc bài ca dao sau đây:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao trên là lời của ai nói với ai?.
A. Lời của cha mẹ nói với con cái.
B. Lời của ông bà nói với con cháu.
C. Lời của mẹ nói với con gái.
D. Lời của anh em khuyên nhủ lẫn nhau.
Câu 9: Đọc câu ca dao sau đây:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời, thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa?
A. Những cuộc đời nô lệ, suốt đời bị bóc lột sức lao động.
B. Những thân phận nhỏ nhoi vất vả, khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo khổ.
C. Những cuộc đời lận đận, phiêu bạt tha phương để kiếm sống.
D. Thân phận thấp cổ bé miệng với nổi khổ, nổi đau oan trái suốt đời.
Câu 10: Câu thơ nào trong bài “Bánh trôi nước” miêu tả vẻ đẹp về hình thể của người phụ nữ?
A. Câu 1
B. Câu 2
C. Câu 3
D. Câu 4
Câu 11: Đọc những câu ca dao sau đây:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Xác định ý nghĩa của điệp ngữ “Thương thay” trong những câu ca dao trên.
A. Phản ánh chân thật nỗi khổ của người nông dân ngày xưa.
B. Nhấn mạnh nỗi khổ của người nông dân ngày xưa.
C. Lên án nỗi khổ của người nông dân ngày xưa.
D. Đồng cảm sâu sắc với thân phận người nông dân ngày xưa.
Câu 12 : Trong văn bản “M ẹ tôi” của Et -môn-đô -đơ A -mi-xi . Em hãy cho biết bố của En - ri -cô là người như thế nào?
A. Rất thương yêu và nuông chiều con
B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầm cho con
C. Yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.
D. Luôn thay thế mẹ giải quyết mọi vấn đề trong gia đình.
Câu 13 : Câu nào nêu đúng nội dung chính bài “Phò giá về kinh”.
A. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc .
B. Lời động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống kẻ thù .
C. Lời ca ngợi tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược .
D. Là khúc ca khải hoàn mừng chiến thắng.
Câu 14:Tâm trạng của tác giả trong bài “Qua Đèo Ngang”là tâm trạng như thế nào?
A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
II. Tiếng Việt:
Câu 15 :Tìm từ trái nghĩa phù hợp để điền vào câu sau đây :
“ Xét mình công ít tội …..”
A. Đầy
B. Nhiều .
C. Giàu
D. Hai
Câu 16:Trong các dòng sau đây, dòng nào nêu đúng khái niệm thành ngữ?
A.Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
B.Thành ngữ là loại cụm từ có vần, có điệu biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
C. Thành ngữ là một tổ hợp từ có danh từ hoặc tính từ làm trung tâm.
D. Thành ngữ là một kết cấu chủ vị, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Câu 17 : Xác định từ láy trong những từ sau đây :
A. Đằng đông
B. Sáng sớm
C. Thơm tho
D. Đây đó.
Câu 18 : Xác định từ Hán Việt trong những từ sau đây :
A. Nhân loại .
B. Dịu dàng .
C. Yêu mến
D. Buồn phiền
CÂU 19 :Đọc hai câu thơ sau đây :
“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này”
Hãy xác định từ đồng nghĩa với từ trông ở câu thơ thứ hai .
A. Mong
B. Nhìn
C. Đợi
D. Chờ
Câu 20: Câu nào nêu đúng khái niệm từ đồng nghĩa?
A.Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
B.Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
C.Từ đồng nghĩa là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.
D. Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau cả về âm thanh và ý nghĩa.
Câu 21:Trong câu:“Nhà bạn có bao nhiêu người? ” Đại từ“ bao nhiêu”dùng để:
A. Chỉ về người
B. Chỉ về lượng
C. Hỏi về người
D. Hỏi về hoạt động tính chất.
Câu 22 :Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Thi nhân”
A. Nhà thơ
B. Nhà báo
C. Nhà văn
D. Nghệ sĩ.
Câu 23:Trong những dòng sau đây, dòng nào là thành ngữ có dùng phép so sánh?
A. Một nắng hay sương
B. Lá lành đùm lá rách
C. Đen như cột nhà cháy .
D. Ếch ngồi đáy giếng .
Đáp án B