Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ ''nhóm'' ở đây là nhóm lửa hay ý khác là sự vun đắp, yêu thương của bà dành cho cháu, bà mong cháu luôn được đầy đủ mọi thứ
Câu thơ trên sử dụng một số phép tu từ và từ vựng để tạo nên một nét nghệ thuật độc đáo. Dưới đây là phân tích của tôi về từng câu thơ:
1. "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm": Câu thơ này sử dụng phép tu từ "ấp iu" để miêu tả sự ấm áp và yêu thương của nhóm bếp lửa. Từ "nồng đượm" cũng tạo ra hình ảnh về sự đậm đà, mạnh mẽ của tình cảm.
2. "Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi": Từ "niềm yêu thương" tạo ra một hình ảnh về sự quan tâm và tình yêu của nhóm đối với nhau. Từ "khoai sắn ngọt bùi" miêu tả sự ngọt ngào và thơm ngon của tình cảm đó.
3. "Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui": Từ "sẻ chung vui" tạo ra hình ảnh về sự chia sẻ và hòa nhập của nhóm. Từ "nồi xôi gạo mới" miêu tả sự tươi mới và tinh tế của nhóm.
4. "Nhóm dậy cả những tâm tình tuôi nhỏ": Từ "dậy cả" tạo ra hình ảnh về sự khơi gợi và thức tỉnh. Từ "tâm tình tuôi nhỏ" miêu tả sự nhạy cảm và tinh tế của nhóm.
5. "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!": Câu thơ này sử dụng từ "kỳ lạ" và "thiêng liêng" để miêu tả sự đặc biệt và linh thiêng của bếp lửa. Câu thơ này tạo ra một cảm giác kỳ diệu và trang nghiêm.
Tổng cộng, các câu thơ trên sử dụng các từ và phép tu từ để tạo ra một nét nghệ thuật độc đáo, tạo ra hình ảnh và cảm xúc sâu sắc về tình yêu thương và sự kỳ diệu của nhóm bếp lửa.
Nội dung của đoạn thơ: Suy ngẫm của người cháu về bà,về hình ảnh bếp lửa.
Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt đã thăng hoa đến tuyệt mỹ để viết nên những câu thơ tỏa sáng tâm hồn. Ngôn ngữ tác giả sử dụng không cầu kỳ trau chuốt nhưng gợi cảm đến không ngờ. Chất thơ cứ lan tỏa từ những gì bình dị nhất:Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấm iu nồng đượm...
Những kỷ niệm tuổi thơ lắng dần. Nếu những khổ thơ đầu là cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ đối với bà thì đến đây, nó đã chuyển sang những suy nghĩ sâu sắc về bà. Từ láy “ lận đận” đặt ở đầu câu cùng biện pháp đảo ngữ gợi lên bao nhọc nhằn, khó khăn và gian truân mà bà đã phải trải qua. Thói quen của bà in hình vào bếp lửa sớm hôm tần tảo để lo cho con, cho cháu. Bà sống âm thầm mà giàu đức hy sinh. Viết được thơ hay như thế, tác giả phải là người cháu có tấm lòng thơm thảo, thấu hiểu và hàm ơn công lao của bà. Nếu có một bếp lửa quê nhà vẫn “ chờn vờn sương sớm” thì cũng có một ngọn lửa tình bà “ ấp iu nồng đượm”. Có lúc hai thứ lửa cùng tách ra, có khi lại hợp cùng nhau. Khi tách ra nó gợi về những kỷ niệm : kỷ niệm về bếp lửa củi rơm,( khói hun nhèm mắt cháu, sống mũi còn cay), kỷ niệm về bếp lửa tình bà. Nhưng khi đã hòa hợp với nhau nó trở thành một thứ tình cảm lạ kỳ. Sống mũi còn cay là cảm giác thực của ngày xưa ngồi bên cạnh bếp lửa bến bà và vẫn là cảm xúc thực hôm nay...Điệp từ “ nhóm” được nhắc lại 4 lần trong đoạn thơ mang cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, gợi lại hình ảnh, cảm xúc hiện dần tỏa sáng dần dần. Ngoài gợi tả sự khéo léo làm cho lửa và chất đốt bén vào nhau, cháy lên, từ “ nhóm” còn gợi sự chi chút của tấm lòng người bà. Như một nốt nhấn trong dòng cảm xúc, nó làm vỡ òa ra bao ý nghĩa, bao hồi tưởng. Bà nhóm ngọn lửa ấm áp của đời sống vật chất và thường nhật trong không gian gia đình ấm cúng. Bà nhóm lửa của “ niềm yêu thương”, của “ nồi xôi gạo mới”, của tình đoàn kết, nghĩa xóm làng.Bà mở rộng tấm lòng nhóm lên ngọn lửa của tình yêu quê hương, đất nước. Ngôn ngữ tuy giản đơn nhưng nó lại gợi ra một điều sâu sắc rằng: Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nguyên liệu bên ngoài mà còn là từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin. Vì thế, bà mới có thể “ nhóm dậy” , khơi dậy ký ức tuổi thơ ngọt ngào nơi người cháu. Bà đã thức tỉnh tâm hồn và sức sống thanh xuân thời thơ ấu để đứa cháu khôn lớn nên người. Bà nhóm ngọn lửa tâm hồn, nhóm lửa cuộc đời để cho cháu sức mạnh trưởng thành. Hình ảnh bà vụt tỏa sáng, lung linh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam bên bếp lửa mang đậm bản sắc văn hóa Việt, để cháu phải thốt lên rằng:Ôi, kỳ lạ thiêng liêng bếp lửaCâu cảm tác giả sử dụng giúp bộc lộ một cảm xúc trào dâng mãnh liệt đến tận cùng. Cảm xúc trong trái tim tác giả dường như vỡ òa, không thể kìm nén. Từ ngữ được dùng hết sức biểu cảm, từ Bếp lửa được đặt ở cuối câu tạo nên một ấn tượng mạnh, gợi lên bao cảm xúc trong tâm hồn người đọc. “ Kỳ lạ và thiêng liêng” là những từ giàu ý nghĩa biểu tượng và đặc sắc. Bếp lửa “ kì lạ” vì không có gì có thể dập tắt được, nó cháy lên trong mọi hoàn cảnh, luôn sưởi ấm và tỏa sáng bất diệt. Và đặc biệt bếp lửa bé nhỏ đơn sơ như vậy nhưng ánh sáng của nó lại có thể soi đường , thắp sáng, nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp cho cháu. Bếp lửa “ thiêng liêng”, vì nơi ấy ấp ủ và sáng lên mãi tình cảm bà cháu, là bếp lửa của lòng bà, của tình yêu mà bà luôn giữ trọn , gửi trọn cho cháu., cho quê hương và cho đất nước. Đó là bếp lửa hội tụ tất cả những gì đẹp đẽ nhất , là tình bà ấm nồng , tình đất nước , không khí thời đại và văn hóa dân tộc. Nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, là nhớ về tình yêu quê hương đất nước, đó là tình yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn của tác giả và cũng là vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm. Trong đoạn thơ ta không bắt gặp từ “ nhớ”, “ thương” nào nhưng vẫn cảm nhận được xúc cảm rưng rưng của tác giả. Đó chính là tính biểu cảm , gợi cảm mà ngôn ngữ thơ làm được.Bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương và đất nước. Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với kể chuyện, miêu tả và bình luận. Thành công của Bếp lưả còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, để làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm cảm xúc. Qua sự rung cảm mà từ ngữ đem đến, tác giả nhắc nhở chúng ta bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học “ Uống nước nhớ nguồn” và triết lý : kỉ niệm dẫu nhọc nhằn, vất vả vẫn sẽ là hành trang nâng bước ta đi trên con đường dài rộng của cuộc đời.Gấp trang thơ lại , bài thơ kết thúc nhưng lòng ta dấy lên bao cảm xúc tốt đẹp : yêu bà, yêu gia đình và yêu quê hương đất nước. Chúng ta càng cảm phục trước một Bằng Việt khéo léo và tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ . Các câu thơ đặc sắc sẽ sáng mãi , ngân mãi trong lòng bạn đọc
"Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”.
Cảm xúc dâng trào khi nhà thơ nghĩ về bà, về bếp lửa, và việc bà nhóm lửa. Một sự tổng kết và ngợi ca về đời bà, tình bà. Bà là suối nguồn của ấm no và hạnh phúc, là tình thương của tuổi thơ. Bếp lửa mà bà nhen nhóm một đời người là ngọn lửa “kì lạ vù thiêng liêng”. Điệp ngữ: “nhóm bếp lửa”, “nhóm niềm yêu thương”, “nhóm nồi xôi gạo mới”, “nhóm dậy cả những tâm tình”… bốn lần vang lên qua vần thơ cảm thán đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, biểu lộ niềm tôn kính và biết ơn vô han.. Ý tưởng sâu sắc đẹp đẽ. Ngôn từ biểu cảm. Hình tượng người bà và bếp lửa kì vĩ, tráng lệ:
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm đậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!’
Các từ ngữ “ấp iu nồng‘đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa được bà nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Nhà thơ sung sướng tự hào thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
Đã có nhiều thơ ca viết thật hay về người mẹ hiền. Nhưng chưa có nhiều nhà thơ viết về bà mà đạt tới độ đặc sắc như bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hình ảnh người bà đôn hậu được thể hiện qua hình tượng “bếp lửa”, “nhóm lửa” và “ngọn lửa” rất gần gũi với tâm hồn mỗi chúng la. Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu lại kính ơn và biết ơn bà bấy nhiêu.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “Bếp lửa” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ.
Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt? Cháu cùng bà nhóm lửa, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy. Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ.
Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu. Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.
Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã đem đến cho người đọc cảm giác thật ấm áp. Bếp lửa của nhà thơ là bếp lửa của tình yêu thương, của niềm tin, của sức mạnh, là cội nguồn nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Bài thơ làm xúc động lòng người trong từng con chữ, làm ấm lên tình bà cháu trong ánh lửa ấp iu nồng đượm. Và thật tự nhiên, bếp lửa của Bằng Việt đã gợi nhắc trong ta bao nỗi nhớ về những bếp lửa, những vùng trời kỉ niệm của riêng mình. Để rồi, ta càng thấy yêu thương hơn biết bao những con người thân yêu, những sự vật quen thuộc, gần gũi hằng ngày quanh ta. Bếp lửa của Bằng Việt vì thế càng trở nên kì diệu!
Những nỗi nhớ đó thể hiện sâu sắc với hình ảnh trong người bà và tác giả mong ước sẽ được quay trở lại những ngày đó sự mong ước của tác giả lớn lao và nó khắc họa sâu sắc trong trái tim của tác giả, những sự thấu hiểu và niềm vui khi được sống bên bà những hình ảnh đó mang những giá trị to lớn và vô cùng sâu sắc, niềm vui và những sự thấu hiểu đó đã gắn bó và khắc sâu trong tâm trí của tác giả, những nỗi niềm đó, những sự thấu hiểu và khắc khoải trong trái tim của ông, những nỗi niềm mong ước mong được sống những ngày ấm áp bên bà và ấm đượm trong những hình ảnh bếp lửa đó, hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc.
Hình ảnh bếp lửa đã thể hiện được sự gắn bó của người cháu với bà của mình, tình yêu thương đó ngày càng được ấm đượm và nó thể hiện những nỗi nhớ thương sâu sắc đối với những người bà của mình, những hình ảnh gợi tả những nỗi nhớ mong và sâu sắc vô tận.
Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
+ Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.
+ Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ.
Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.
+ Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.
+ Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.
Điệp từ “nhóm” mang hai ý nghĩa:
- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, làm cho củi cháy.
- Nghĩa chuyển: Khơi lên, gợi lên những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.
Qua từ “nhóm”, bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà bà con khơi lên, gợi lên những tình cảm trong cháu, giúp cháu hiểu thêm về quê hương, đất nước mình, hiểu thêm về những phụ nữ việt Nam, những người bà, người mẹ muôn đời tần tảo. Từ đó bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ “nhóm”được lặp đi lặp lại như khắc sâu tình cảm thiêng liêng ấy.