K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2018

Từ “đứng” và “quỳ” được sử dụng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của con người, mà ẩn dụ cho nhân cách, phẩm giá:

    + “Đứng” hiên ngang, khí phách

    + “Qùy” hèn nhát, quỵ lụy

→ Từ được dùng theo nghĩa chuyển đã diễn đạt được những thứ trừu tượng thành những thứ cụ thể

4 tháng 5 2017

Trong câu tục ngữ, các từ "đứng" và "quỳ" được dùng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của thân thể con người mà theo lối ẩn dụ để biểu hiện nhân cách, phẩm giá. "Chết đứng" là chết một cách hiên ngang, có khí phách. "Sống quỳ" là sống quỵ luỵ, hèn nhát. Phép chuyển nghĩa này đã cụ thể hoá những điều trừu tượng, vì vậy cách diễn đạt trở nên hình tượng và biểu cảm.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2018

3 việc làm tự trọng: nhận lỗi khi mắc lỗi, không quay cóp, không ăn cắp, nói xấu bạn,...

3 việc làm thiếu tự trọng: quay cóp, mắc lỗi nhưng không nhận lỗi, nói xấu bạn bè.

Giải nghĩa:

- Chết vinh còn hơn sống nhục: thà chết trong vinh quang còn hơn sống mà nhục nhã. Thà làm việc quang minh, trong sạch còn hơn ăn cắp, làm việc xấu để tồn tại.

- Chết đứng còn hơn sống quỳ (nghĩa tương tự như câu trên), tương đương với câu "Cây ngay không sợ chết đứng".

- Đói cho sạch rách cho thơm: ý nói dù nghèo đói, thiếu ăn, dù vật chất có thiếu thốn, quần áo có rách cũng phải gọn gàng, sạch sẽ. Sâu xa hơn là vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ đc sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người. 
Câu này khuyên chúng ta dù hoàn cảnh có khốn khó, éo le, đói khổ như thế nào đi nữa thì vẫn phải sống làm sao cho " sạch", cho " thơm".

13 tháng 4 2022

co oi sao noi xau ban la viec lam tu trong agianroi

22 tháng 1 2018

sống vinh con hơn chết nhụt

22 tháng 1 2018

còn câu b đâu hở bạn 

Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau đây vào các nhóm thích hợp và đặt tên cho từng nhóm : Thương người như thể thương thân ; có công mài sắt có ngày nên kim ; môi hở răng lạnh ; đồng sức đồng lòng ; kề vai sát cánh ; chết vinh còn hơn sống nhục ; chết đứng còn hơn sống quỳ ; đổ mồ hôi, sôi nước...
Đọc tiếp

Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau đây vào các nhóm thích hợp và đặt tên cho từng nhóm : Thương người như thể thương thân ; có công mài sắt có ngày nên kim ; môi hở răng lạnh ; đồng sức đồng lòng ; kề vai sát cánh ; chết vinh còn hơn sống nhục ; chết đứng còn hơn sống quỳ ; đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4
31 tháng 5 2018

Nhóm 1 : Thương người như thể thương thân

- Môi hở răng lạnh

=> Tấm lòng tương thân tương ái

Nhóm 2:- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Đổ mồ hôi , sôi nước mắt

=>  Nước chảy đá mòn

Nhóm 3 :- Đồng sức đồng lòng

- Kề vai sát cánh

=>  Tấm lòng đoàn kết

Nhóm 4 : - Chết vinh còn hơn sống nhục

- Chết đứng còn hơn sống quỳ.

=>   Lòng tự trọng

31 tháng 5 2018

Nhóm 1 : Truyền thống yêu nước,đoàn kết.

- Đồng sức đồng lòng

- Kề vai sát cánh

Nhóm 2 : Truyền thống kiên cường,bất khuất

- Chết vinh còn hơn sống nhục 

- Chết đứng còn hơn sống quỳ

Nhóm 3 : Truyền thống lao động,cần cù

- Có công mài sắt có ngày nên kim

Nhóm 4 : Truyền thống nhân ái

- Thương người như thể thương thân

 Câu 1:Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao:A.Tục ngữ thường không  sử dụng phép tu từ (như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ...),còn ca dao câu nào cũng sử dụng phép tu từB.Tục ngữ nói đến kinh nghiệm sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảmC.Tục ngữ không bao giờ sử dụng thể thơ lục bát, còn ca dao luôn luôn sử dụngD.Tục ngữ chỉ nêu lên khinh nghiệm sản...
Đọc tiếp

 Câu 1:Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao:

A.Tục ngữ thường không  sử dụng phép tu từ (như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ...),còn ca dao câu nào cũng sử dụng phép tu từ

B.Tục ngữ nói đến kinh nghiệm sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm

C.Tục ngữ không bao giờ sử dụng thể thơ lục bát, còn ca dao luôn luôn sử dụng

D.Tục ngữ chỉ nêu lên khinh nghiệm sản xuất, còn ca dao nêu lên nhiều chủ đề như :tình cảm gia đình, than thân, châm biếm

Câu 2:Những câu tục ngữ được biểu đạt theo phương thức nào:

A:Tự sự

B:Miêu tả

C:Biểu cảm

D:Nghị luận

Câu 3;Câu ''Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn'', được rút gọn thành phần nào?

A:Trạng ngữ

B:Chủ ngữ

C:Vị ngữ

D:Cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

CÁC BẠN GIÚP MINK VỚI MAI MINK PHẢI NỘP BÀI RỒI.CẢM ƠN NHIỀU NHEN!!!

0
29 tháng 9 2017

Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta: thà chết đi mà được kính trọng , đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.

7 tháng 5 2021

tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm làm cho sự diễn đạt sinh động hơn

có ý nghĩa : chết trong vinh quang còn hơn sống trong nhục nhã

6 tháng 3 2022

1. - Chết trong còn hơn sống đục => BPTT so sánh

- Đói cho sạch, rách cho thơm => BPTT điệp ngữ

- Thương người như thể thương thân => BPTT so sánh

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây => BPTT ẩn dụ

2. Ý nghĩa: dù có nghèo khó cũng cần giữ gìn nhân cách, phẩm chất đạo đức, những giá trị tốt đẹp của con người.

3. Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: giấy rách phải giữ lấy lề

29 tháng 8 2019

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

"Tấc đất tấc vàng"

- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

"Nhất thì, nhì thục"

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác