Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây
A. Đạo đức, pháp luật
B. Đạo đức, tình cảm
C. Truyền thống, quy mô gia đình
D. Truyền thống, văn hóa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây:
a. Đạo đức
b. Phong tục tập quán
c. Pháp luật
d. Cả ba yếu tố trên
- Gia đình truyền thống:
+ Tích cực: Chịu ảnh hưởng tư tưởng nho giáo, phong kiến ở VN đó là: kính trên nhường dưới, lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích gia đình, dòng họ, biết ơn cha mẹ, lấy chữ hiếu làm đầu, kính trọng ông bà, anh em hòa thuận.
+ Tiêu cực: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia đình đề cao lòng chung thuỷ nhưng chấp nhận chế độ đa thê, đề cao con trưởng, gia đình lắm con nhiều cháu.
- Gia đình ngày nay:
+ Tích cực: Vẫn coi trọng lòng chung thuỷ, đề cao lòng hiếu thảo, sự kính trọng, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Coi trong quyền bình đẳng giữa con người, bình đẳng nam nữ, lợi ích cá nhân, không phân biệt đẳng cấp, các thanh viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ ngang nhau.
- Gia đình truyền thống:
+ Tích cực: Chịu ảnh hưởng tư tưởng nho giáo, phong kiến ở VN đó là: kính trên nhường dưới, lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích gia đình, dòng họ, biết ơn cha mẹ, lấy chữ hiếu làm đầu, kính trọng ông bà, anh em hòa thuận.
+ Tiêu cực: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia đình đề cao lòng chung thuỷ nhưng chấp nhận chế độ đa thê, đề cao con trưởng, gia đình lắm con nhiều cháu.
- Gia đình ngày nay:
+ Tích cực: Vẫn coi trọng lòng chung thuỷ, đề cao lòng hiếu thảo, sự kính trọng, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Coi trong quyền bình đẳng giữa con người, bình đẳng nam nữ, lợi ích cá nhân, không phân biệt đẳng cấp, các thanh viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ ngang nhau.
+ Tiêu cực: Con cái không biết nghe lời cha mẹ, ông bà, quen thói hưởng thụ, đôi khi bố mẹ chỉ lo làm ăn kinh tế.
Khái niệm văn hóa
- Có nhiều định nghĩa về văn hóa. Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của con người của một quốc gia, một dân tộc về sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động… Văn hoá là chất lượng cuộc sống.
Triết gia Lưu Hướng thời Tây Hán cho rằng văn hóa là lấy cái đẹp để giáo hoá (văn là đẹp, hoá là giáo hoá). Đến thời hiện đại, nhà văn hoá học Taylor (người Anh) định nghĩa: “văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. “Văn hoá là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” (E.Henriotte).
Tại Hội nghị của UNESCO tại Mêhicô từ 26/7 đến ngày 06/8/1982 với sự tham gia của gần 500 nhà nghiên cứu, văn hoá đã được định nghĩa: “Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc hoạ nên bản sắc của một gia đình, cộng đồng, làng xóm, vùng miền, quốc gia, dân tộc….Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả những lối sống những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng, những di sản văn hoá hữu thể và những di sản văn hoá vô hình”. Từ điển tiếng Việt viết: “văn hoá là tổng thể nói chung tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.
Có cách tiếp cận văn hóa: văn hóa là phi tự nhiên, là đặc trưng người, là nhân hoá, văn hoá là trình độ người (UNESCO).
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Văn hóa là một trường nghĩa rộng bao hàm nhiều nét văn hóa đặc trưng cho từng khía cạnh khác nhau mang tính khác biệt rõ rệt: văn hóa xã hội, văn hóa gia đình, văn hoá ăn, văn hoá mặc, văn hóa sống, văn hóa giao tiếp,… Mỗi nét văn hóa có vị trí và đặc điểm riêng. Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và tiến bộ xã hội.
2. Khái niệm văn hóa ứng xử
- Khái niệm “văn hóa ứng xử”: Văn hóa là cơ sở hình thành cách thức giao tiếp, hành vi hay đúng hơn là văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
Từ “văn” có nghĩa là nét đẹp. Từ “hóa” là chuyển từ một trạng thái này sang trạng thái khác.
Từ “văn hóa” ở dạng động từ là làm cho trở nên đẹp. Từ “văn hóa” ở dạng danh từ là tập hợp những nét đẹp do rèn luyện mà có của một con người, một tập thể, một cộng đồng.
Từ “Ứng” là đáp lại một tác động. Từ “xử” là dùng thái độ, hành động để làm hiện lên kết quả của một thái độ, hành vi khác, dựa trên sự phân định rõ mức độ đúng sai của thái độ, hành vi đó.
- Văn hóa ứng xử là tập hợp những nét đẹp thể hiện qua các thái độ, hành động phân xử, thế ứng xử, đối ứng với một thái độ, hành vi khác thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cá nhân, một cộng đồng người trong việc trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ nhỏ đến lớn.
- Văn hoá ứng xử có vai trò rất quan trọng trong đòi sống thường nhật và đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung.
Nét đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá ứng xử là hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội (con người cá nhân với cá nhân, với cộng đồng xã hội và với chính bản thân mình). Hay nói cách khác, văn hoá ứng xử chính là nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc.
Đáp án: A