Thành tâm thất trái có cấu trúc dày hơn thành tâm thất phải. Cấu tạo đó phù hợp với chức năng gì?
A. Để tăng lực đẩy máu đi.
B. Để tăng sức bền của tim.
C. Giảm thể tích chứa máu trong tâm thất.
D. Giúp thực hiện hoạt động co bóp chậm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự khác nhau về độ dày của thành tim:
- Sự khác nhau về độ dày của thành tâm nhĩ so với thành tâm thất, thành tâm thất trái so với thành tâm thất phải:
+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất.
+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.
- Ý nghĩa của đặc điểm trên đối với hoạt động bơm máu của tim: Độ dày của thành ở từng ngăn tim phù hợp với yêu cầu về lực tạo ra để bơm máu đi của từng ngăn tim.
+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất vì: Tâm nhĩ chỉ cần tạo ra lực để đẩy máu xuống tâm thất, còn tâm thất cần phải tạo ra lực lớn hơn để đẩy máu vào động mạch đi xa hơn (đến phổi hoặc đến các tế bào khắp cơ thể).
+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải vì: Tâm thất trái cần phải tạo ra một lực lớn hơn để đẩy máu vào động mạch chủ đi đến các tế bào khắp cơ thể, còn tâm thất phải chỉ cần phải tạo ra một lực để đẩy máu vào động mạch phổi đến phổi.
Vai trò của các van tim: Các van tim có vai trò đảm máu đi theo một chiều.
+ Van nhĩ – thất: nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá giữa nhĩ – thất trái), van này luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu chỉ chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
+ Van động mạch: nằm giữa tâm thất và động mạch (van động mạch phổi, van động mạch chủ), van này luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo máu chỉ chảy từ tâm thất sang động mạch.
THAM KHẢO:
Câu 3:
a. Cấu tạo của tim
- Cấu tạo ngoài: Nêu được tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới hơi chếch bên trái, bên ngoài có màng tim và mạch máu nuôi tim.
- Cấu tạo trong:
+ Nêu được tim 4 ngăn, thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.
+ Có 2 loại van tim (van nhĩ – thất và van thất động) có tác dụng cho máu đi theo một chiều nhất định.
b.
- Đổi đơn vị thời gian một ngày đêm thành phút: 24 x 60 = 1440 phút
- Thể tích máu tâm thất trái co và đẩy được trong một phút là:
7560 : 1440 = 5,25 (lít máu) = 5250 ml
- Vậy số nhịp co bóp của tim trong 1 phút là:
5250 : 70 = 75 (nhịp/phút)
thành phần cấu tạo của máu là: Huyết tương và các tế bào máu, các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu
Đáp án C
Có 2 phát biểu đúng, đó là (1) và (4)
Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít hơn khi tâm thất co.
- Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khi đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn.
- Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co
Giải
a. Một ngày đêm có 24h, mỗi giờ có 60'
-Trong 1 phút tâm thất trái co và đẩy được:
7560 : (24x60) = 5,25 (lít máu)
-Số nhịp mạch đập trong 1 phút:
(5,25x1000) : 70 = 75 (nhịp/ phút)
b. 1 phút= 60 giây
Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim là:
60:75=0,8 (giây)
c. Thời gian pha giãn chung bằng 1/2 chu kì tim
=> Thời gian pha giãn chung là : 0,8 x (1/2) = 0,4 (giây)
Tổng thời gian của pha co tâm nhĩ và pha co tâm thất là : 0,8 - 0,4 =0,4 (giây)
Do pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất
=> Thời gian của pha co tâm nhĩ là: 0,4x(1/1+3)x1= 0,4x(1/4)x1=0,1 (giây)
=> Thời gian pha co tâm thất: 0,4 - 0,1 = 0,3 (giây)
CHÚC BẠN HỌC SINH HỌC VUI VẺ NHÉ!!
Chọn đáp án: A
Giải thích: Tâm thất trái co bóp đẩy máu đi vào vòng tuần hoàn lớn nuôi cơ thể. Thành tim dày hơn nên khi co bóp tạo ra lực mạnh hơn đảm bảo máu được đưa đến các bộ phận xa.