K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2019

Đáp án B

Những yếu tố dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản bao gồm:

+ Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

+ Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.

+ Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

+ Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.

+ Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

+ Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

+ Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

3 tháng 8 2023

1. Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu
2. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước
3. Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao
4.Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu KH - KT hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
5. Chi phí cho quốc phòng thấp ( không quá 1% gdp), nên có đièu kiện tập trung vốn đầu tư để ptrien kte
6. NB đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ của Mĩ, chiến tranh ( VN , Triều Tiên) để làm giàu.

4 tháng 8 2023

- Người dân Nhật Bản có ý thức tự lực tự cường,vượt khó vươn lên,được đào tạo tay nghê cao và có kỷ luật tốt.Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự vươn lên thành siêu cường kinh tế của Nhật Bản

- Áp dụng tiến bộ KHKT mới để nâng cao năng suất,chất lượng,hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh với các cường quốc trên thế giới

- Sự năng động,có tầm nhìn của giới chủ tư bản và vai trò điều tiết,quản lí,lãnh đạo của nhà nước

- Những cải cách dân chủ sau chiến tranh thế giới thứ hai mở đường cho giới tư bản phát triển

- Biết tận dụng những yếu tố bên ngoài để phát triển nhanh chóng như nhận các đơn hàng của Mĩ trong chiến tranh Triều Tiên(1950-1953),chiến tranh Việt Nam(1954-1975),..

- Hình thành những tập đoàn kinh tế khổng lồ tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Qua bảng sau, hãy cho biết nguyên nhân và thành tựu đạt được của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 19731. Nguyên nhân2. Thành tựua) Trong những năm 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản đạt 10,8%.b) Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.c) Nhà nước lãnh đạo và quản lí có hiệu quả.d) Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vươn lên...
Đọc tiếp

Qua bảng sau, hãy cho biết nguyên nhân và thành tựu đạt được của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973

1. Nguyên nhân

2. Thành tựu

a) Trong những năm 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản đạt 10,8%.

b) Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

c) Nhà nước lãnh đạo và quản lí có hiệu quả.

d) Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

e) Người dân Nhật Bản có truyền thống lao động tốt, nhiều khả năng sáng tạo, tay nghề cao và tiết kiệm.

g) Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho sản xuất.

h) Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).

i) Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

k) Nhật Bản biết áp dụng các thành tự khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm

A. 1 – a, b, c, d; 2 – e, g, h, i, k

B. 1 – b, c, e, g, i, k; 2 – a, d, h

C. 1 – a, b, d, h; 2 – c, g, i, k

D. 1 – a, b, c, i, k; 2 – d, e, g, h

1
3 tháng 9 2019

Đáp án B

Qua bảng sau, hãy cho biết nguyên nhân và thành tựu đạt được của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.1. Nguyên nhân 2. Thành tựua) Trong những năm 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản đạt 10,8%.b) Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.c) Nhà nước lãnh đạo và quản lí có hiệu quả.d) Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vươn...
Đọc tiếp

Qua bảng sau, hãy cho biết nguyên nhân và thành tựu đạt được của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.

1. Nguyên nhân

2. Thành tựu

a) Trong những năm 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản đạt 10,8%.

b) Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

c) Nhà nước lãnh đạo và quản lí có hiệu quả.

d) Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

e) Người dân Nhật Bản có truyền thống lao động tốt, nhiều khả năng sáng tạo, tay nghề cao và tiết kiệm.

g) Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho sản xuất.

h) Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).

i) Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

k) Nhật Bản biết áp dụng các thành tự khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm

A. 1 – a, b, c, d; 2 – e, g, h, i, k.

B. 1 – b, c, e, g, i, k; 2 – a, d, h.

C. 1 – a, b, d, h; 2 – c, g, i, k.

D. 1 – a, b, c, i, k; 2 – d, e, g, h.

1
4 tháng 1 2017

Đáp án B

1 – b, c, e, g, i, k; 2 – a, d, h.

7 tháng 7 2019

* Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước :

   - Do yêu cầu phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu Nhà nước về TLSX (vốn) đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

   - Nền kinh tế hàng hoá (các tác động tiêu cực) cần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực; tạo sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội.

   - Đảm bảo đúng mục tiêu XHCN trong xây dựng đất nước: giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh cần có sự quản lý của Nhà nước.

* Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nền ktế của Nhà nước:

   - Tiếp tục đổi mới công cụ để tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng; giữ vững định hướng XHCN;

   - Tăng cường lực lượng vật chất của Nhà nước để điều tiết thị trường: dự trữ quốc gia, trang bị công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệp Nhà nước;

   - Tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước.Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ LLSX hiện đại gắn với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt: Sở hữu, Quản lý, Phân phối.

   - Nhà nước quản lí kinh tế bằng pháp luật, chính sách và phương pháp quản lý, chiến lược

   - Phân phối theo lao động

31 tháng 3 2017

Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước :
- Do yêu cầu phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu Nhà nước về TLSX (vốn) đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

- Nền kinh tế hàng hoá (các tác động tiêu cực) cần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực; tạo sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội.

- Đảm bảo đúng mục tiêu XHCN trong xây dựng đất nước: giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh cần có sự quản lý của Nhà nước.

* Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nền ktế của Nhà nước:

- Tiếp tục đổi mới công cụ để tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng; giữ vững định hướng XHCN;

- Tăng cường lực lượng vật chất của Nhà nước để điều tiết thị trường: dự trữ quốc gia, trang bị công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệp Nhà nước;

- Tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước.Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ LLSX hiện đại gắn với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt: Sở hữu, Quản lý, Phân phối.

- Nhà nước quản lí kinh tế bằng pháp luật, chính sách và phương pháp quản lý, chiến lược

- Phân phối theo lao động

20 tháng 9 2023

- Khai thác tài nguyên theo hướng bền vững. Có nhiều trung tâm kinh tế lớn như Niu Iooc, Bô-xtơn, Tô-rôn-tô…

 
20 tháng 8 2019

Đáp án: A

23 tháng 5 2022

C nha bạn

3 tháng 1 2018

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Nhân tố quyết định nhất đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường về kinh tế là nguồn nhân lực có chất lượng, đạo đức lao động tốt, tiết kiệm, kỉ luật. Con người Nhật đã đưa đất nước này từ một quốc gia thua trận, mất hết thuộc địa lại chịu sự giải giáp của quân đồng minh trở thành một nước phát triển “thần kì” về kinh tế, sau đó trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới vào năm 1983.

Chọn: C

Chú ý:

Xuất phát từ nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của Nhật Bản cũng để lại cho các nước khác, trong đó có Việt Nam cần chú trọng phát triển nhân tố con người, đào tạo nguồn lao động có trình độ cao, có chất lượng tốt và có đức tính kỉ luật, kiên trì trong công việc. Đó chính là nhân tố tối quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững