K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Mồ Côi xử kiện1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.      Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa: - Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho. 2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Mồ Côi xử kiện

1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.

      Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa: 

- Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho. 

2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời : 

- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả. 

Mồ Côi bảo : 

- Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không ? 

Bác nông dân đáp : 

- Thưa có. 

Mồ Côi nói : 

-  Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu ? 

- Thưa Ngài, hai mươi đồng. 

- Bác hãy đưa hai mươi đồng ra đây, tôi phân xử cho ! 

Nghe nói, bác nông dân giãy nảy :

- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền ? 

- Bác cứ đưa tiền đây. 

3. Bác nông dân ấm ức : 

- Nhưng tôi chỉ có hai đồng. 

- Cũng được - Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói : 

- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe. Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán:  

- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên "hít mùi thịt", một bên "nghe tiếng bạc". Thế là công bằng. Nói xong Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. 

                                                                               TRUYỆN CỔ TÍCH NÙNG 

- Công đường : nơi làm việc của các quan. 

- Bồi thường : đền bù bằng tiền của cho người bị hại.

Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Kinh


 

C. Dân tộc Nùng

1
15 tháng 6 2017

Đây là truyện cổ tích của dân tộc Nùng.

17 tháng 4 2020

A. Khi nào 

Tích cho mk nhé

17 tháng 4 2020

A . khi nào

đúng ko bạn

29 tháng 11 2019

- Truyện cười “Chào hỏi” liên quan đến phương châm lịch sự

- Anh chàng rể đã không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể.

    + Câu hỏi thăm của anh hoàn toàn lịch sự nhưng lại bị coi là thiếu lịch sự, tế nhị khi làm phiền tới người khác

→ Cần chú ý tới tình huống giao tiếp cho phù hợp

8 tháng 9 2018

Lời giải:

Chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:                              Bác nông dân và những người con người(1)Một bác nông dân khi về già, cấm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, liền gọi tất cả các con đến để căn dặn.(2)“Các con”, bác nói: “Hãy lắng nghe cha nói đây. Trong bất kỳ trường hợp nào các con cũng không được bán ruộng đất của gia đình mà cha ông bao đời vun vén để lại. Vì trong các thửa đất...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

                              Bác nông dân và những người con người

(1)Một bác nông dân khi về già, cấm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, liền gọi tất cả các con đến để căn dặn.

(2)“Các con”, bác nói: “Hãy lắng nghe cha nói đây. Trong bất kỳ trường hợp nào các con cũng không được bán ruộng đất của gia đình mà cha ông bao đời vun vén để lại. Vì trong các thửa đất này, cha ông ta có cất giấu cả một kho của cải châu báu. Cha không biết rõ vị trí của kho bầu ở đâu nhưng nó ở trong ruộng vườn của chúng ta và các con chắc chắn sẽ tìm được. Các con cứ việc đào bởi tất cả, đừng chừa chỗ nào.”

(3)Sau khi người cha mất, mồ yên, mả ấm, các con của ông bắt đầu ra tay đào bới, cuốc lật tất cả ngóc ngách trên thửa ruộng. Và cứ thể, sau vụ mùa nào, họ cũng cuốc lật như vậy đến hai ba lần.

(4)Sau bao vụ mùa trôi qua, họ chẳng tìm được kho vàng bạc châu báu nào cả. Nhưng vụ nào họ cũng bội thu và để ra được một khoản tiền lớn. Họ hiểu ra rằng, kho báu mà cha mình nói đó chính là số tiền họ có được sau mỗi mùa thu hoạch. Rồi cứ thế, hết năm này đến năm khác, họ cùng nhau tiếp tục cuốc đất đi tìm kho báu trên thửa ruộng của chính gia đình mình.

Câu 1. Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn (3) và đoạn văn (4) ở văn bản trên và cho biết ý nghĩa của phương tiện liên kết đó? 

Câu 2. Người cha trong câu chuyện trên đã căn dặn các con điều gì? Các con của ông đã tìm được kho báu bằng những việc làm nào? 

Câu 3. Từ văn bản trên, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất và li giải vì sao?

Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Sự siêng năng sẽ giúp mỗi người gặt hải được thành quả tốt đẹp ngay cả trên những mảnh đất cằn cỗi nhất. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (khoảng 2/3 trang giấy thi) 

 

0
Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?Bác nông dân đáp:-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già....
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

( Truyện vui dân gian thế giới, Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 7)

a.  Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên:

b. Tiếng “dưỡng” trong từ “phụng dưỡng” nghĩa là gì? Tìm 2 từ ghép chứa tiếng “dưỡng” có cùng nghĩa như vậy:

0
Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?Bác nông dân đáp:-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già....
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

( Truyện vui dân gian thế giới, Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 7)

a.  Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên:

b. Tiếng “dưỡng” trong từ “phụng dưỡng” nghĩa là gì? Tìm 2 từ ghép chứa tiếng “dưỡng” có cùng nghĩa như vậy:

2
25 tháng 5 2022

hộ tớ

 

25 tháng 5 2022

a. bác nông dân chăm chỉ hoặc bác nông dân và chú ve

b nghĩa là chăm sóc và nuôi dưỡng 

2 từ ghép nè. nuôi dưỡng và bồi dưỡng 

 

Phần II (4,0 điểm). Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: Bác nông dân và những người con (1)Một bác nông dân khi về già, cấm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, liền gọi tất cả các con đến để căn dặn. (2)“Các con”, bác nói: “Hãy lắng nghe cha nói đây. Trong bất kỳ trường hợp nào các con cũng không được bán ruộng đất của gia đình mà cha ông bao đời vun vén để lại. Vì trong các thửa đất này, cha ông...
Đọc tiếp

Phần II (4,0 điểm). Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: Bác nông dân và những người con (1)Một bác nông dân khi về già, cấm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, liền gọi tất cả các con đến để căn dặn. (2)“Các con”, bác nói: “Hãy lắng nghe cha nói đây. Trong bất kỳ trường hợp nào các con cũng không được bán ruộng đất của gia đình mà cha ông bao đời vun vén để lại. Vì trong các thửa đất này, cha ông ta có cất giấu cả một kho của cải châu báu. Cha không biết rõ vị trí của kho bầu ở đâu nhưng nó ở trong ruộng vườn của chúng ta và các con chắc chắn sẽ tìm được. Các con cứ việc đào bởi tất cả, đừng chừa chỗ nào.” (3)Sau khi người cha mất, mồ yên, mả ấm, các con của ông bắt đầu ra tay đào bới, cuốc lật tất cả ngóc ngách trên thửa ruộng. Và cứ thể, sau vụ mùa nào, họ cũng cuốc lật như vậy đến hai ba lần. (4)Sau bao vụ mùa trôi qua, họ chẳng tìm được kho vàng bạc châu báu nào cả. Nhưng vụ nào họ cũng bội thu và để ra được một khoản tiền lớn. Họ hiểu ra rằng, kho báu mà cha mình nói đó chính là số tiền họ có được sau mỗi mùa thu hoạch. Rồi cứ thế, hết năm này đến năm khác, họ cùng nhau tiếp tục cuốc đất đi tìm kho báu trên thửa ruộng của chính gia đình mình. (Truyện ngụ ngôn của Aesop — Hi Lạp) Câu 1. Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn (3) và đoạn văn (4) ở văn bản trên và cho biết ý nghĩa của phương tiện liên kết đó? (0,5 điểm)

Câu 2. Người cha trong câu chuyện trên đã căn dặn các con điều gì? Các con của ông đã tìm được kho báu bằng những việc làm nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Từ văn bản trên, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất và li giải vì sao?(1,0 điểm) Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Sự siêng năng sẽ giúp mỗi người gặt hải được thành quả tốt đẹp ngay cả trên những mảnh đất cằn cỗi nhất. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (khoảng 2/3 trang giấy thi) (2,0 điểm)

0
3 tháng 5 2017

Tranh 1 : Một hôm có một chủ quán, mặt mày hung dữ, kéo một bác nông dân gầy gò đến cửa quan đòi Mồ Côi xử kiện. Chủ quán muốn kiện bác nông dân về tội đã vào quán của lão hít mùi thơm của các món ăn ngon mà không chịu trả tiền. Bác nông dân thấy mình bị oan nên tức giận.

Tranh 2 : Sau khi nghe chủ quán đòi bồi thường 20 đồng bạc, bác nông dân giãy nảy lên không chịu vì bác chỉ ngồi trong quán ăn cơm nắm đã mang theo của mình mà không hề mua một món gì ở quán.

Tranh 3 : Theo cách phân xử của Mồ Côi, bác nông dân lấy 2 đồng bạc bỏ vào bát xóc lên cho chủ quán nghe đủ mười lần. Chủ quán ngơ ngác nghe và chẳng hiểu ra sao.

Tranh 4 : Khi bác nông dân đã xóc đủ mười lần, Mồ Côi bảo : "Bác hít mùi thơm trong quán, còn chủ quán thì đã nghe tiếng kêu như vậy là rất công bằng"

Bác nông dân bỏ lại hai đồng tiền của mình vào túi, vui mừng cảm ơn quan tòa, còn lão chủ quán tham lam thì tiu nghỉu ra về với vẻ hổ thẹn.

BA LƯỠI RÌU Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Hàng ngày, anh xách rìu vào rừng đốn củi bán lấy tiền kiếm sống qua ngày. Một hôm, như thường ngày, chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng ra rơi xuống dòng sông chảy xiết. Anh chàng vội...
Đọc tiếp

BA LƯỠI RÌU

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Hàng ngày, anh xách rìu vào rừng đốn củi bán lấy tiền kiếm sống qua ngày.

Một hôm, như thường ngày, chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng ra rơi xuống dòng sông chảy xiết. Anh chàng vội lặn ngay xuống sông để tìm nhưng tìm hoài không thấy. Thất vọng, anh chàng tiều phu lên bờ than thở. Bỗng từ đâu đó, có một ông cụ với vẻ mặt phúc hậu và đôi mắt rất hiền từ tiến lại trước mặt chàng. Ông cụ nhìn chàng tiều phu và hỏi:

- Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc than buồn bã thế?

Anh chàng tiều phu buồn rầu nhìn cụ già rồi trả lời:

- Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày. Chẳng may lúc nãy đốn củi, cháu đã làm nó bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống nữa. Vì vậy, cháu buồn lắm cụ ạ!

Nói rồi, anh lại thở dài nhìn dòng nước đang chảy xiết. Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

- Ta tưởng có chuyện gì lớn, cháu đừng buồn nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

Anh tiều phu chưa kịp ngăn ông lại thì ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

- Đây có phải lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống không?

Anh chàng tiều phu hết sức ngạc nhiên về cụ già nhưng nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu đáp:

- Thưa cụ, không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ!

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:

- Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống sông không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

- Không phải là lưỡi rìu của cháu cụ ạ! Lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ!

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt. Cụ chưa kịp hỏi thì chàng tiều phu đã reo lên sung sướng:

- Đúng là cái này rồi cụ ạ! Đây chính là lưỡi rìu khi nãy cháu chẳng may đánh rơi xuống nước.

Cụ già lên bờ đưa cho chàng tiều phu lưỡi rìu sắt. Chàng tiều phu vui sướng đón lấy lưỡi rìu của mình, luôn miệng cảm ơn cụ già. Cụ già nhìn anh cười một cách hiền hậu. Trong phút chốc, cụ đã hóa phép trở thành một ông Bụt râu tóc bạc phơ với chiếc áo choàng lấp lánh. Cụ nói:

- Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu cúi đầu cảm tạ, hai tay đỡ lấy hai lưỡi rìu cẩn thận. Ông cụ vuốt râu cười rồi biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được Bụt giúp đỡ.

 

mang chiếc rìu sắt lên cho chàng tiều phu ngay từ lần đầu tiên?

Câu 10: Viết đoạn văn khoảng 7 – 9 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật chàng tiều phu. Trong đoạn văn có sử dụng từ ghép và từ láy, gạch chân và chú thích rõ một từ ghép và một từ láy.

0