K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2017

Trong câu nói của Vũ Nương có nhiều hình ảnh mang tính ẩn dụ:

    + Bình gãy trâm tan.

    + Sen rũ trong ao.

    + Liễu tàn trước gió.

    + Kêu xuân cái én lìa đàn.

    + Nước thẳm buồm xa.

- Chọn phân tích hình ảnh ẩn dụ “trâm gãy bình tan” hình ảnh của sự chia lìa, tan vỡ, mượn hình ảnh trâm gãy, bình tan để nói về hiện trạng tình vợ chồng của Vũ Nương nay đã tan vỡ.

“Nàng bất đắc dĩ nói:- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.Trong truyện, sau khi nói những lời trên với chồng, nhân vật “nàng” đã tìm đến cái chết. Tuy nhiên, ở phần kết thúc câu chuyện, nhân...
Đọc tiếp

“Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.

Trong truyện, sau khi nói những lời trên với chồng, nhân vật “nàng” đã tìm đến cái chết. Tuy nhiên, ở phần kết thúc câu chuyện, nhân vật “nàng” ngồi trên một kiệu hoa, ẩn hiện ở giữa dòng Hoàng Giang nói lời từ biệt chồng trong giây lát rồi biến mất. Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu nêu suy nghĩ của em về chi tiết kết thúc truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và từ ngữ làm phép thế để liên kết (Gạch chân và chú thích rõ lời dẫn trực tiếp và từ ngữ làm phép thế).

1
28 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương, khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện và nói lời tạ từ với Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Sự trở về “uy nghi, rực rỡ” nhưng chỉ trong chốc lát ấy đã giúp Vũ Nương giải oan, tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước muốn ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”. Tuy nhiên tính bi kịch của tác phẩm không vì thế mà giảm đi, nàng vẫn không thể trở về được nữa. Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực trước thực tại. Lời nói của nàng có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến xã hội bất công, không có chỗ cho những người phụ nữ như nàng, không thể mang lại hạnh phúc cho nàng. Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở về, bé Đản mãi mãi là một em bé mồ côi. Nỗi oan dù đã được hóa giải nhưng hạnh phúc gia đình thì không thể làm lại. Hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với những bất công mà ở đó người phụ nữ không có hạnh phúc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kỳ ảo này. 

Phép thế: Vũ Nương = nàng

Lời dẫn trực tiếp: In đậm nghiêng

28 tháng 9 2021

em cảm ơnnnnnnnn <3

 

28 tháng 9 2021

thiếp: Vũ Nương

chàng: Trương Sinh

28 tháng 9 2021

nhưng nói trong hoàn cảnh nào chứ ạ=)))))))

 

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” nhà văn Nguyễn Dữ viết:“Nàng bất đắc dĩ nói:-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu 1: Đoạn...
Đọc tiếp

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” nhà văn Nguyễn Dữ viết:

“Nàng bất đắc dĩ nói:

-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu 1: Đoạn văn là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của  phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3: Xác định một thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn? Chép một câu thơ có sử dụng thành ngữ trong một bài thơ cũng viết vềngười phụ nữ trong xã hội phong kiến mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7? Nêu rõ tên bài thơ? Tên tác giả?

Câu 4: Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy viết đoạn văn theo phương pháp quy nạp làm sáng tỏ vấn đề: Vũ Nương là người vợ thủy chung và là người con dâu hiếu thảo.Trong đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu nghi vấn (Gạch chân và chú thích lời dẫn trực tiếpvà câu nghi vấn đó.)

0
Nàng bất đắc dĩ nói:- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa…(Trích Ngữ văn 9 - tập một, NXB GD, 2014)1. Giải thích nghĩa cụm từ “nghi gia nghi thất”?2. Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi...
Đọc tiếp

Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa…

(Trích Ngữ văn 9 - tập một, NXB GD, 2014)

1. Giải thích nghĩa cụm từ “nghi gia nghi thất”?

2. Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. 

3. Những hình ảnh được dùng trong lời nói của “nàng” có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện tâm trạng gì của nàng?

4. Trong đoạn trích trên, nàng đã bộc bạch tấm lòng của mình nhưng chàng vẫn không chấp nhận khiến nàng phải tìm đến cái chết. Cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của nàng? Cái chết ấy đã nói lên điều gì?

5. Nói về việc nàng gieo mình xuống sông tự vẫn, có ý kiến cho rằng: Nàng hành động như vậy là ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến đứa con của mình. Em có đồng ý với kiến đó không? Vì sao?

6. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết của em về văn bản, hãy viết đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 đến 15 câu) nêu cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp của nàng khi còn sống nơi trần thế. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp để liên kết.

0
Nàng bất đắc dĩ nói:- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa…(Trích Ngữ văn 9 - tập một, NXB GD, 2014)1. Giải thích nghĩa cụm từ “nghi gia nghi thất”?2. Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi...
Đọc tiếp

Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa…

(Trích Ngữ văn 9 - tập một, NXB GD, 2014)

1. Giải thích nghĩa cụm từ “nghi gia nghi thất”?

2. Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. 

3. Những hình ảnh được dùng trong lời nói của “nàng” có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện tâm trạng gì của nàng?

4. Trong đoạn trích trên, nàng đã bộc bạch tấm lòng của mình nhưng chàng vẫn không chấp nhận khiến nàng phải tìm đến cái chết. Cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của nàng? Cái chết ấy đã nói lên điều gì?

5. Nói về việc nàng gieo mình xuống sông tự vẫn, có ý kiến cho rằng: Nàng hành động như vậy là ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến đứa con của mình. Em có đồng ý với kiến đó không? Vì sao?

6. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết của em về văn bản, hãy viết đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 đến 15 câu) nêu cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp của nàng khi còn sống nơi trần thế. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp để liên kết.

1
17 tháng 8 2021

Tham khảo:

1. ''nghi gia nghi thất” : nên nhà nên cửa, có nghĩa là thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.

2. Hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. cho thấy Vũ Nương đau khổ tới tột cùng vì hạnh phúc lứa đôi tan vỡ. Vũ Nương thất vọng khi bị Trương Sinh ruồng bỏ, tình vợ chồng gắn bó bấy lâu tan vỡ.

3. - Những hình ảnh trong lời nói của Vũ Nương đều là những hình ảnh ước lệ nói về sự tàn phai, rơi rụng...
- Thể hiện nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Vũ Nương trước sự tan vỡ của hạnh phúc gia đình, không có cách gì hàn gắn được.

4. 

* Trực tiếp

- Do Trương Sinh một kẻ hồ đồ, vũ phu, hay ghen, đa nghi. Dù biết vợ nết na thủy chung vẫn luôn đề phòng quá mức, trước lời nói ngây thơ của bé Đản không cho Vũ Nương cơ hội giải thích, chính điều ấy đã bức tử Vũ Nương.

* Gián tiếp

- Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến nhiều người phải rời mái ấm gia đình, chiến tranh đã chia cắt vợ chồng cha con, gây nên những hiểu lầm mà Vũ Nương phải gánh chịu.

- Vũ Nương chết do lời nói ngây thơ của đứa trẻ, do trò đùa chỉ vào bóng của mình của Vũ Nương.

* Sâu xa

Do xã hội phong kiến nam quyền thối nát, bất công coi trọng quyền uy của người giàu và người đàn ông trong gia đình. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương ngay từ đầu đã chênh lệch về giai cấp, về khoảng cách giàu nghèo, về tính cách của Vũ Nương và Trương Sinh.

=> Bi kịch của Vũ Nương vượt ra khỏi bi kịch gia đình, là bi kịch của một lớp người trong xã hội. Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép với chế độ phong kiến đương thời. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ.

5. Không đồng ý. Vì:
- “Chết vinh còn hơn sống nhục” là một nét đẹp trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Vũ Nương đã dùng cái chết để giải nỗi oan khuất và để chứng minh cho sự thủy chung, trong sáng của mình. Do đó, cái chết ấy đã làm ngời sáng lên những phẩm chất cao đẹp của nàng.
- Nếu nàng sống mà nỗi oan chưa được sáng tỏ thì con của nàng cũng phải chịu nhiều lời bàn tán vì có một người mẹ thất tiết…

6. Viết đoạn văn.
* Về hình thức:
- Một đoạn văn, tối đa 12 câu, theo cách tổng – phân - hợp.
- Có sử dụng một câu ghép ( gạch chân )
* Về nội dung:
- “Tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.
- Là người vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thuỷ với chồng.
- Là người con dâu hiếu thảo, chăm sóc tận tình mẹ chồng khi ốm đau, xót thương khi mẹ mất…
- Là người mẹ dịu dàng, giàu tình thương yêu.
- Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thuỷ cung: sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh; một mực nhớ thương chồng con nhưng không thể trở về được nữa…
=> Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc hoạ thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“Nàng bất đắc dĩ nói:-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết buông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”(Ngữ văn 9, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2018)1.Đoạn trích trên được trích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“Nàng bất đắc dĩ nói:-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết buông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”(Ngữ văn 9, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2018)

1.Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Nhân vật “nàng” được nói tới trong đoạn trích trên là ai? Lời thoại trêncủa nhân vật được thốt ra tronghoàn cảnhnào?

2.Cụm từ nghi gia nghi thất” có nghĩa làgì?

3.Nêu hàm ý của câu nói: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết buông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kianữa”.

4.Bằng những hiểu biết về văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (từ 10 đến12 câu) theo cách lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật “nàng”. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép nối (gạch chân, chúthích)

.Phần II.Kết thúc tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” nhà văn Nguyễn Dữ viết:Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúchiện.Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:-Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian đượcnữa.Rồi trong chốc lát, bóng chàng loang loáng mờ nhạt dần rồi biến mất.”(Ngữ văn 9, tập 1 NXB Giáo dục, 2018) 

 1.Đoạn trích trên kể ở ngôi thứ mấy? Vì sao em xác định nhưvậy?

2.Chỉ ra vànêu tác dụng của chi tiết kì ảo có trong đoạn tríchtrên.

3.Qua đoạn trích trên em thấy nhân vật Vũ Nương là người như thếnào?

4.Từ nội dung đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em việc giữ chữ “tín” trong cuộc sống hiệnnay.

 

0