K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2018

- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000calo/kg

- Than nâu phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

- Than bùn tập trung nhiều ở khu vực U Minh.

5 tháng 6 2017

- Than atraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000-8000 calo/kg.

- Than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, có trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

- Than bùn có ở nhiều nơi, song tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.

12 tháng 1 2018

cam on nha

26 tháng 10 2023

1. Chứng minh tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng:

- Khoáng sản đá: Việt Nam có nhiều mỏ đá quý như đá granite, đá marmo, và đá bazan, phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Đà Nẵng, Bình Định, Ninh Bình.

- Khoáng sản kim loại: Việt Nam có nhiều mỏ kim loại quý như thiếc (ở Lào Cai, Yên Bái), quặng sắt (ở Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ninh), quặng mangan (ở Đắk Nông, Lâm Đồng), và kết hợp với nhiều kim loại khác như đồng, chì, kẽm, và thủy ngân.

- Khoáng sản chất gây nổ: Các khoáng sản như amiang (amianto) và than đá được sử dụng trong ngành công nghiệp chất gây nổ, phân bố ở các tỉnh như Lào Cai và Hà Giang.

- Khoáng sản quý: Việt Nam cũng có nhiều mỏ khoáng sản quý như đá quý (ở Quảng Bình), ngọc trai (ở Quảng Ninh và Khánh Hòa), và thạch anh (ở Lâm Đồng).

- Khoáng sản khác: Nước ta cũng có nhiều mỏ khoáng sản khác như muối, đá vôi, và các khoáng sản công nghiệp khác.

2. Sự phân bố của các mỏ khoáng sản chính ở nước ta:

- Mỏ quặng sắt: Phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh và địa phương, như Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ninh, và Hà Tĩnh.

- Mỏ thiếc: Tập trung ở các tỉnh núi phía Bắc như Lào Cai và Yên Bái.

- Mỏ quặng mangan: Có tại các tỉnh như Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Mỏ đá: Đá granite nhiều ở Đà Nẵng, Bình Định và Ninh Bình. Đá marmo và đá bazan phân bố tại Lào Cai, Quảng Ninh và Hòa Bình.

- Mỏ than đá: Có nhiều mỏ than đá ở Quảng Ninh, Quảng Bình và Cao Bằng.

- Khoáng sản quý: Đá quý tìm thấy tại Quảng Bình, ngọc trai tại Quảng Ninh và Khánh Hòa, thạch anh tại Lâm Đồng.

-Khoáng sản chất gây nổ: Amiang và than đá phân bố tại Lào Cai và Hà Giang.

- Khoáng sản khác: Muối được sản xuất từ các mỏ ở các vùng biển và hồ nước ở Việt Nam. Đá vôi tập trung ở các tỉnh miền Bắc và Trung Trung Bộ.

3 tháng 1 2017

Sự phân bố tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ (than), Đông Nam Bộ (dầu, khí).

- Công nghiệp luyện kim: ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Công nghiệp hoá chất: Trung du và miền núi Bắc Bộ (sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản) và Đông Nam Bộ (sản xuất phân bón, hoá dầu).

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: ở nhiều địa phương, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

25 tháng 3 2017

Đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản

* Khoáng sản nước ta tương đối phong phú về chủng loại, đa dụng về loại hình, nhưng phức tạp khi khai thác và chế biến

- Nguyên nhân:

+ Nước ta nằm ở nơi gặp gỡ giữa hai vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.

+ Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài và phức tạp.

- Biểu hiện:

+ Ngành địa chất đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sán khác nhau. Các khoáng sản có thể xếp vào những nhóm chính: khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản vật liệu xây dựng.

- Phần lớn các mỏ khoáng sản của nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ, lại không thuận lợi về điều kiện khai thác, phức tạp về chế biến nên nước ta mới khai thác được khoảng 300 mỏ của 30 loại khoáng sản khác nhau.

- Sự đa dạng của từng nhóm khoáng sản:

+ Khoáng sản năng lượng:

Than: có nhiều loại, trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc.

Than antraxit: tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (các mỏ: Vàng Danh, Hòn Gai, cẩm Phả, Đông Triều,...) với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn (chiếm hơn 90% trữ lượng than cả hước), cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.

Than mỡ: Làng cẩm (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam).

Than nâu: phân bố ở Đồng bằng sông Hồng với độ sâu 300 - 1000 m, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; còn có mỏ Na Dương (Lạng Sơn) và các mỏ phía tây Nghệ An.

Than bùn: có ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.

Dầu khí:

Tập trung ỡở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Các mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc (bể Cửu Long), Đại Hùng (bể Nam Côn Sơn),...

Các mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải,...

+ Khoáng sản kim loại:

Kim loại đen:

Sắt: Tùng Bá (Hà Giang), Trại Cao (Thái Nguyên), Trân Yên (Yên Bái), Văn Bàn (Lao Cai), Thạch Khê (Hà Tình).

Crôm: Cổ Định (Thanh Hóa).

Mangan: Cao Bằng, Nghệ An.

Titan: có nhiều ở cắc tỉnh ven biển miền Trung.

Kim loại màu:

Bôxit: tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên: Măng Đen (Kon Tum), Đắk Nông (Đắk Nông), Di Linh (Lâm Đồng).

Thiếc: Tĩnh Túc,(Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Châu (Nghệ An).

Đồng: Sinh Quyền (Lào Cai), Yên Châu (Sơn La), Sơn Động (Bắc Giang).

Chì, kẽm: Chợ Điền (Bắc Kạn).

Vàng: Bồng Miêu (Quảng Nam).

+ Khoáng sản phi kim loại: Apatit: Cam Đường (Lào Cai).

+ Vật liệu xây dựng: rất phong phú.

 Nguồn đá vôi và sét làm xi măng có nhiều ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

 Ngoài ra còn có cao lanh để làm đồ gốm, cát làm thủy tinh, đá ốp lát, đá trang trí,...

* Quy mô, trữ lượng không đều

Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bô xít (quặng nhôm). Còn lại là các mỏ nhỏ và trung bình.

* Tài nguyên khoảng sản phân bố không đều

- Miền Bắc tập trung nhiều loại khoáng sản như: than, nhiều loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, vật liệu xây dựng.

- Miền Nam tương đối ít loại khoáng sản, nổi bật có dầu khí, bô xít và một số loại làm vật liệu xây dựng.

9 tháng 10 2019

Ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, thuận lợi để xây dựng một số ngành công nghiệp trọng điểm dựa trên thế mạnh lâu dài về tài nguyên.

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng nhỏ, khó khai thác làm hạn chế hiệu quả và gây khó khăn cho công tác quản lí, thường đi đôi với quy mô cơ sở công nghiệp nhỏ.

- Nhiều khoáng sán đòi hỏi công nghệ hiện đại, trong điều kiện nước ta chưa tự khai thác được, cần liên doanh, hợp tác với nước ngoài.

- Sự phân bố khoáng sản có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ câu công nghiệp của nhiều vùng.

1 tháng 4 2018

Đô thị nước ta phân bố không đều giữa các vùng.

- Các đô thị lớn tập trung ở hai vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: có 2 đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người là Hà Nội (đô thị đặc biệt), Hải Phòng (đô thị loại 1) cùng các đô thị quy mô dân số trên 100.000 người như Thái Nguyên, Nam Định, Hạ Long (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình,... (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000- 200.000 người) và các đô thị có quy mô dân số nhỏ hơn (dưới 100.000 người).

+ Đông Nam Bộ: có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất (đô thị đặc biệt, quy mô dân số trên 1 triệu người), tiếp theo là Biên Hòa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), Vũng Tàu (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thủ Dầu Một (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100000 - 200000 người), Bà Rịa (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100000 người) và các cấp đô thị nhỏ hơn như Tây Ninh, Đồng Xoài.

- Ở vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, các đô thị tập trung thành dải.

+ Duyên hải miền Trung: Các đô thị tập trung chủ yếu ở ven biển, trong đó lớn nhất là Đà Nẵng (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp theo là Huế (đô thị loại 1, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Thanh Hóa (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Hà Tĩnh, Đồng Hới, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Phan Rang - Tháp Chàm (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người),...

+ Đồng bằng sông Cửu Long:  đô thị tập trung thành dải ven sông Tiền, sông Hậu khá rõ rệt. Đô thị lớn nhất vùng là Cần Thơ (đô thị loại 2, quy mô dân số lừ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Long Xuyên, Rạch Giá (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), Mỹ Tho (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Tân An, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cao Lãnh, Châu Đốc, Sóc Trăng, Cà Mau (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Trà Vinh, Bạc Liêu (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).

- Ở miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có mức độ tập trung đô thị thấp, quy mô đô thị nhỏ hơn so với  vùng trên.

+ Miền núi Bắc Bộ: các đô thị Sơn La, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn (đô thị loại 3, quy mô dân số dưới 100.000 người), Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghĩa Lệ, Tuyên Quang (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người),...

+ Tây Nguyên: đô thị lớn nhất là Buôn Ma Thuột (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200.001 - 500.000 người), tiếp theo là Đà Lạt (đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), Kon Tum, Pleiku, Bảo Lộc (đô thị loại 3, quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người), An Khê, A Yun Pa, Gia Nghĩa (đô thị loại 4, quy mô dân số dưới 100.000 người).

23 tháng 2 2016

a) Tình hình phát triển

 Từ biểu đồ cơ cấu giá trị  sản xuất (theo thực tế) của các ngành trong nông nghiệp năm 2000 và năm 2007, ta lập được bảng sau :

                    Năm     2000     2007
Giá trị sản xuất ( tỉ đồng, giá thực tế)26.620,189.378,0
Tỉ trọng trong nông nghiệp (%)16,326,4

Nhận xét : 

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản  nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2007.

- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh.

* Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000-2007

Nhận xét 

- Về sản lượng :

  + Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh.

Trong đó :

     # Sản lượng thủy sản đánh bắt tăng từ 413,6 nghìn tấn, tăng gấ 1,25 lần

     # Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1.533,7 nghìn tấn, tăng 3,60 lần

  + Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản đánh bắt

- Về cơ cấu sản lượng

  + Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, năm 2000 và năm 2005, tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng; đến năm 2007, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt.

  + Từ năm 2000 đến 2007, cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi theo hướng : tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng ( 24,4%), tỉ trọng sản lượng thủy  sản đánh bắt giảm tương ứng.

- Sản lượng thủy sản bình quân đầu người đạt 49,3kg ( năm 2007)

b) Phân bố

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng phát triển mạnh nhất là các tỉnh Duyên hải Nam trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định và Cà Mau

- Thủy sản nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là : An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long

- Ngoài ra các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh cũng có sản lượng thủy sản nuôi trồng đáng kể