Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt dộ trái đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên trái đất.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu tăng:
+ Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đát thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển,...
+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, khô, ẩm,... diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư,... (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40C ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ,...)
- Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất:
Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên trái đất.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt.
+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.
+ Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loại ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển
1/
Tầng khí quyển | Đặc điểm |
Tầng đối lưu | -Mật độ không khí dày đặc. -Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. -Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sấm sét,... |
Tầng đối lưu | -Mật độ không khí loãng. -Có lớp ôdôn. |
Các tầng cao của khí quyển | -Mật độ không khí cực loãng. -Xuất hiện các hiện tượng cực quang, sao băng,... |
-Tầng đối lưu có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, vì:
+Là nơi cung cấp không khí cho động, thực vật và con người hít thở.
+Là nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
2/
-Các loại gió chính hoạt động trên Trái Đất: gió Tín phong (mậu dịch), gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
3/
-Độ nóng lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.
-Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố:
+Tùy theo vị trí gần biển hay xa biển: vì lục địa có đặc điểm mau nóng, mau nguội và biển có đặc điểm lâu nóng, lâu nguội nên vào mùa hạ nhiệt độ cao => đất liền nóng và biển sẽ mát hơn nhưng khi vào mùa đông nhiệt độ thấp => đất liền lạnh và biển sẽ ấm hơn.
+Tùy theo độ cao: vì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
+Tùy theo vĩ độ: vì nhiệt độ không khí giảm dần từ Xích đạo về hai cực.
Câu 1:
Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:
Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa) Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất. Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.
lớp vỏ rắn chắc ngoài cùng của Trái Đất có độ dày khoảng từ 5 đến 70 km
lớp vỏ TĐ chiếm 1% thể tích và 15% khối lượng
lớp vỏ TĐ là nơi tồn tại của con ng và mọi sinh vật. Đó cũng là nơi xảy ra các hoạt động, hành động của mọi sự vật trên hành tinh
Câu 1: Đặc điểm của đới nóng trên trái đất:
Đới nóng là một trong ba đới chính trên trái đất, nằm giữa đới cận nhiệt đới và đới ôn đới.
- Khí hậu nóng ẩm: Đới nóng có khí hậu nóng quanh năm với nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối lớn. Mùa đông ít hoặc không có, và mùa hè kéo dài.
- Rừng nhiệt đới: Đới nóng chứa rừng nhiệt đới rộng lớn với đa dạng cây cối và loài động vật. Đây là môi trường sống cho nhiều loài quý hiếm.
- Sự biến đổi trong mùa mưa: Một số vùng trong đới nóng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, dẫn đến sự thay đổi trong việc trồng trọt và chăn nuôi.
- Các nguồn tài nguyên quý báu: Đới nóng chứa nhiều nguồn tài nguyên như than, dầu mỏ, và khoáng sản quý giá.
- Bão và rủi ro thảm họa: Được biết đến với sự xuất hiện thường xuyên của bão, vùng đới nóng có nguy cơ cao về rủi ro thảm họa như lũ lụt, lở đất và nạn đói.
Câu 2: Năm thành phố đông dân nhất thế giới và hậu quả của gia tăng dân số:
Năm thành phố đông dân nhất thế giới là:
1.Tokyo, Nhật Bản
2.Delhi, Ấn Độ
3.Shanghai, Trung Quốc
4.Sao Paulo, Brazil
5.Mumbai, Ấn Độ
Sự gia tăng nhanh chóng của dân số trên thế giới gây ra một số hậu quả quan trọng:
- Áp lực lên tài nguyên: Gia tăng dân số đồng nghĩa với việc tăng cầu sử dụng tài nguyên như nước, thức ăn, năng lượng và đất đai, gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Ô nhiễm môi trường: Với việc gia tăng sản xuất và tiêu dùng, sự gia tăng dân số có thể gây ra sự tăng cường trong ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất.
- Mất rừng và suy thoái môi trường tự nhiên: Để đáp ứng nhu cầu của dân số đông đúc, rừng và môi trường tự nhiên thường bị mất đi và suy thoái.
- Áp lực đô thị hóa: Gia tăng dân số thường đi kèm với tăng cầu xây dựng đô thị, dẫn đến việc mất đất đai nông nghiệp và các vùng xanh.
- Khả năng quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ: Dân số đông đúc đặt áp lực lên hệ thống giao thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ cơ bản, làm cho việc quản lý và cung cấp dịch vụ trở nên khó khăn hơn.
- Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu tăng:
+ Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đát thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển,...
+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, khô, ẩm,... diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư,... (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40C ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ,...)
- Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất:
Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên trái đất.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt.
+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.
+ Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loại ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển