K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2018

Gợi ý làm bài

- Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đang có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tăng tí trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng).

+ Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp).

+ Khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

- Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.

- Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ.

+ Ở khu vực I:

• Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lăng tỉ trọng ngành thủy sản.

• Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tí trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

+ Ở khu vực II:

• Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

• Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Ở khu vực III:

• Đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

• Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,...

13 tháng 2 2016

- Cơ cấu lao động có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

     + Giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp 

     + Tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng

      + Tăng tỉ trọng dịch vụ

- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm

- Tỉ trọng lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vẫn lớn nhất.

8 tháng 1 2017

Cơ cấu ngành KT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH:
+ Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng – dịch vụ. Giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư
+ Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm
– Trong nội bộ các ngành cũng chuyển dịch
+ Nông – lâm – ngư: giảm nông nghiệp, tăng ngư nghiệp. Trong nông nghiệp: giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi.
+ Công nghiệp: CN chế biến tăng, CN khai thác giảm. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm các sản phẩm chất lượng không cao, không phù hợp với nhu cầu thị trường
+ Dịch vụ: nhiều loại dịch vụ mới ra đời: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…
– Sự chuyển dịch như trên để đáp ứng với nền kinh tế thị trường và để hòa nhập với thế giới

12 tháng 1 2018

Đáp án B

Tăng tỉ trọng của khu vực II, giảm tỉ trọng của khu vực I.

17 tháng 9 2018

Đáp án B

13 tháng 11 2017

Đáp án B

27 tháng 2 2017

Chọn B

14 tháng 9 2017

Chọn B

24 tháng 11 2017

Đáp án A

- Nhận xét B và D là mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế => loại B và D.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ góp phần khai thác hiệu quả hơn các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tận dụng nguồn nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế  từ đó sẽ phát triển cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn.

15 tháng 12 2017

Đáp án A

- Nhận xét B và D là mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế => loại B và D.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ góp phần khai thác hiệu quả hơn các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tận dụng nguồn nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế  từ đó sẽ phát triển cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn.

28 tháng 2 2016

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của cả nước.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của cả nước.

- Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước.

- Nhằm giải quyết những hạn chế của vùng về tài nguyên.

- Nhằm phát huy các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như các nguồn lực bên ngoài.

1 tháng 3 2016

a) Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng

- Chuyển dịch giữa các khu vực của nền kinh tế : giảm tỉ trọng của khu vữ I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II ( công nghiệp - xây dựng) và khu vực III ( dịch vụ)

- Chuyển dịch trong nội bộ ngành :

   + Phương hướng chung : trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa

    + Khu vực I : giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản; trong trồng trọt, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, ăn quả.

     + Khu vực II : Chuyển dịch gắn với hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (lương thực, thực phẩm, dệt, may, da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, kĩ thuật điện)

     + Khu vực III : Khai thác tiềm năng đẩy mạnh phát triển du lich và các ngành dịch vụ khác (tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,..)

b) Ý nghĩa của việc chuyển dịch đối với sự phát triển kinh tế của vùng

- Về kinh tế : cho phép khai thác tốt hơn các lợi thế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng

 - Về xã hội : Tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Ý nghĩa đối với tài nguyên môi trường : cho phép khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi trường tạo sự phát triển bền vững.