Phần I: Trắc nghiệm
Đây là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?
A. Sông Bến Hải (Quảng Trị).
B. Sông La (Hà Tĩnh).
C. Sông Gianh (Quảng Bình).
D. Không phải các vùng trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dòng sông nào là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII? *
Sông Bến Hải (Quảng Trị).
Sông Gianh (Quảng Bình).
Sông La (Hà Tĩnh).
Không phải các dòng sông trên.
“Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này phản ánh nội dung gì? *
Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại khoa cử của nhà Lê.
Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử.
Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước.
Nhà Lê Sơ không thực hiện giải pháp nào để khuyến khích sự phục hồi và phát triển của sản xuất nông nghiệp? *
Cho binh lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh.
Đặt phép quân điền.
Đặt chức quan viên lo về nông nghiệp.
Đặt phép lộc điền.
Vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta ở thế kỉ XV; năm 1460 lên ngôi vua khi 18 tuổi. Ông là ai? *
Lê Thánh Tông.
Lê Anh Tông.
Lê Thái Tông.
Lê Nhân Tông.
Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật? *
Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại khoa cử của nhà Lê.
Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử.
Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước.
Văn học Đại Việt thời Lê Sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? *
Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
Thể hiện lòng tự hào dân tộc.
Phê phán xã hội phong kiến.
Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc.
C. Sông Gianh
( sông Gianh chứ không phải là sông Giang bạn nhé!!!!)
Tham khảo
Tham khảo: Tư liệu về Lũy Thầy
- Để chống lại các cuộc tấn công của họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, gọi là Lũy Thầy.
- Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình và hoàn thành sau 3 năm. Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34 km (trải dài từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển); chiều cao thành lũy khoảng 12 m (có nơi cao từ 3 - 6 m, tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng). Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được.
- Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế, kết hợp với con hào tự nhiên là con sông Gianh, vì thế nơi đây trở thành một phòng tuyến quân sự lợi hại. Ngay từ thời các chúa Nguyễn đã có câu ca về thành cao, hào sâu này: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”.
- Lũy Thầy là một hệ thống chiến lũy liên hoàn đắp bằng đất và được chia thành những lũy nhỏ có thể kể ra như: Lũy Trường Dục; lũy Đầu Mâu; lũy Trấn Ninh,…
- Hiện nay, trên đất Quảng Bình, luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên dấu ấn uy lực và vang dội của Lũy Thầy trong quá khứ vẫn còn: cổng Hạ (Quảng Bình Quan), cổng Thượng (Võ Thắng Quan),…
(*) Tư liệu về sông Gianh
- Cùng với đèo Ngang, sông Gianh là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Sông dài khoảng 160 km, bắt nguồn từ vùng ven núi Cô Pi thuộc dãy Trường Sơn.
- Sông Gianh chảy qua các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Giang.
- Trong lịch sử, sông Gianh là ranh giới phân chia Đàng Trong với Đàng Ngoài, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (năm 1570 - 1786). Chiến trường chính của giai đoạn này là miền Bố Chính (Quảng Bình).
Con soonglichj sử chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài:
A.Sông Mã.
B.Sông La.
C.Sông Gianh.
D.Sông Bến Hải.
Tham khảo:
Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:
- Chính trị: Triều đình Lê sơ suy yếu, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.
- Xã hội: chiến tranh phong kiến làm cho đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Dẫn đến bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
=> Tình trạng này kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:
- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.
- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.
- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.
- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.
* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:
- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
trả lời:
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ , dòng sông nào được chọn làm giới tuyến phân chia Bắc - Nam ?
A. Sông Thu Bồn
B. Sông Gianh
C. Sông Bến Hải
D. Sông Lam
hok tốt !
^_^
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ , dòng sông nào được chọn làm giới tuyến phân chia Bắc - Nam ?
A. Sông Thu Bồn
B. Sông Gianh
C. Sông Bến Hải
D. Sông Lam
Đáp án C