K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2017

Đáp án A

Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa do phù sa của các con sông lớn bồi đắp nên thường màu mỡ và đặc biệt thuận lợi cho trồng cây lúa nước. Ví dụ: đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Mê Nam, đồng bằng sông Hồng -> là những vựa lúa lớn của khu vực Đông Nam Á.

11 tháng 10 2018

Gợi ý: Liên hệ kiến thức vị trí địa lí của lãnh thổ và đặc điểm địa hình ở phía Bắc Việt Nam, Mi-an-ma.

Giải thích:

- Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam nằm ở vĩ độ cao nhất của khu vực Đông Nam Á lục địa.

- Vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình đón gió: Mi-an-ma có địa hình dạng lòng máng được nâng cao hai đầu, phía Bắc Việt Nam địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông tạo hành lang hút gió mạnh.

=> Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam, đem lại một mùa đông lạnh.

Chọn đáp án B

8 tháng 2 2018

Đáp án B

-  Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam nằm ở vĩ độ cao nhất của khu vực Đông Nam Á lục địa

- Vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình đón gió: Mi-an-ma có địa hình dạng lòng máng được nâng cao hai đầu, phía Bắc Việt Nam địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông => tạo hành lang hút gió mạnh.

=> Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam, đem lại một mùa đông lạnh.

2 tháng 1 2020

Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma và miền Bắc Việt Nam so với các nước Đông Nam Á còn lại là có mùa đông lạnh (sgk Địa lia 11 trang 99). Các nước Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đông Nam Á biển đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và Xích Đạo... “Tuy vậy, một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh”

=> Chọn đáp án D

11 tháng 5 2022

Không

11 tháng 5 2022

0 .-.

6 tháng 4 2019

Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma là miền Bắc Việt Nam so với các nước Đông Nam Á còn lại là có mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh (sgk Địa lí 11 trang 99)

=> Chọn đáp án C

27 tháng 12 2021

Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam, Lào

27 tháng 12 2021

c

Câu 19. Phía tây Lào tiếp giáp với nướcA. Việt Nam.             B. Thái Lan.  C. Cam-pu-chia.       D. Trung Quốc.Câu 20. Lào và Cam-pu-chia đều tiếp giáp vớiA. Việt Nam.                                                 B. Mi-an-ma.C. Ma-lai-xi-a.                                              D. Trung Quốc.Câu 21. Hiệp hội các nước Đông Nam Á hợp tác dựa trên nguyên tắcA. bắt buộc, cạnh tranh để phát triển.       B. cạnh tranh để phát triển.C....
Đọc tiếp

Câu 19. Phía tây Lào tiếp giáp với nước

A. Việt Nam.             B. Thái Lan.  C. Cam-pu-chia.       D. Trung Quốc.

Câu 20. Lào và Cam-pu-chia đều tiếp giáp với

A. Việt Nam.                                                 B. Mi-an-ma.

C. Ma-lai-xi-a.                                              D. Trung Quốc.

Câu 21. Hiệp hội các nước Đông Nam Á hợp tác dựa trên nguyên tắc

A. bắt buộc, cạnh tranh để phát triển.       

B. cạnh tranh để phát triển.

C. tự do trao đổi hàng hóa.             

D. tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.

Câu 22. Cảnh quan đặc trưng nhất của thiên nhiên Đông Nam Á là

A. rừng thưa                                                  B. xa van.

B. thảo nguyên.                                             D. rừng nhiệt đới ẩm thường xanh.

Câu 23. Đông Nam Á là cầu nối giữa

            A. châu Á - Châu Âu.                                  B. châu Á - Châu Phi.                     

C. châu Á - Châu Đại Dương.                    D. châu Á - Châu Mỹ..

Câu 24. Sông nào sau đây không nằm trong hệ thống sông ngòi Đông Nam Á?

            A. Sông Hồng.                                              B. Sông Mê Công.

            C. Sông Mê Nam.                                         D. Sông Trường Giang.

Câu 25. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở Đông Nam Á là

            A. Bru-nây.                           B. Xin-ga-po.            C. Đông Ti-mo.         D. Cam-pu-chia.

Câu 26. Nước nào có số dân đông nhất khu vực Đông Nam Á?

            A. Ma-lai-xi-a.             C. In-đô-nê-xi-a.    B. Việt Nam.           D. Xin-ga-po.

Câu 27. Những năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nước

            A. Phi-lip-pin.           C. Ma-lai-xi-a.     B. Việt Nam.      D. Thái Lan.

Câu 28. Nước nào sau đây không nằm trong 5 nước đầu tiên gia nhập Hiệp hội ASEAN?

            A. Thái Lan.              C. In-đô-nê-xi-a       B. Bru-nây.                D. Xin-ga-po.

Câu 29. Mục tiêu của Hiệp hội ASEAN khi mới thành lập là

            A. liên minh về quân sự.                              C. hợp tác kinh tế.

            B. phát triển văn hoá.                                   D. xây dựng cộng đồng chung.

Câu 30. Không phải là tôn giáo chính ở các nước Đông Nam Á

            A. Ấn Độ giáo.                                     B. đạo Ki-tô                                                                    C. Phật giáo.                                                       D. Hồi giáo.

Câu 31. Lãnh thổ Cam-pu-chia không tiếp giáp quốc gia nào?

            A. Lào.                       C. Ma-lai-xi-a.          B. Thái Lan.              D. Việt Nam.

Câu 32. Hợp tác Xi-Giô-Ri không gồm nước nào?

            A. Ma-lai-xi-a.                                              C. In-đô-nê-xi-a.

            B. Việt Nam.                                                 D. Xin-ga-po.

Câu 33. Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN vào năm

            A. 1995                      B. 1996                      C. 1997                      D.1999.

Câu 34. Chủng tộc chủ yếu của các quốc gia khu vực Đông Nam Á là

A. Môn-gô-lô-it.                                           C. Ơ-rô-pê-ô-it

B. Ô-xtra-lô-it.                                              D. Nê-grô-it

Câu 35. Các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế

A. nhanh và ổn định.                                 C. khá cao song chưa vững chắc

B. chậm nhưng bền vững                            D. khá cao và vững chắc

Câu 36. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của Đông Nam Á phân bố ở.

A. vùng núi                                                C. cao nguyên.

B. đồng bằng.                                             D. thành phố.

Câu 37. Sông nào dưới đây không nằm ở bán đảo Trung Ấn?

A. sông Hồng                                      C. sông Mê Nam

B. sông Mê Công                                 D. sông Hoàng Hà

2. Mức độ thông hiểu.

Câu 38. Đông  Nam Á không có khí hậu khô hạn như các nước cùng vĩ độ,chủ yếu do ảnh hưởng của

A. gió Tín Phong.                                         B. gió mùa.

C. địa hình.                                                    D. sông ngòi.

Câu 39.Không phải  yếu tố thúc đẩy nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển nhanh là

A. tỉ lệ gia tăng dân số cao.

B. tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. sử dụng vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả.

D. giá nhân công rẻ.

Câu 40. Yếu tố nào không thuận lợi trong hợp tác phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á?

A. Vị trí địa lí gần nhau.

B. Sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc.

C. Có nhiều nét tương đồng trong tập quán sản xuất.

D. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước.

Câu 41. Dải núi nằm dọc chiều dài biên giới ba nước Đông Dương là

A. Hoàng Liên Sơn.                                     B. Trường Sơn.

C. Luông Pha băng.                                      D. Bạch Mã.

Câu 42. Sự khác biệt chủ yếu về địa hình của Cam-pu-chia so với Lào là

A. núi non hiểm trở.                                     B. nhiều cao nguyên.

C. đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.    D. sơn nguyên đồ sộ.

Câu 43. Phát biểu nào sau đây không phải là hạn chế của lao động các nước Đông Nam Á?

A. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.

B.có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp

C.hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn

D. tính kỉ luật và tác phong công nghiệp chưa cao.

Câu 44. Nước nào là hành viên thứ 10 của Hiệp hội ASEAN?

            A. Mi-an-ma.             C. Cam-pu-chia        B. Đông-ti-mo.          D. Lào.

Câu 45. Đến năm 2020, nước nào chưa gia nhập Hiệp hội ASEAN?

            A. Đông-ti-mo.         C. Mi-an-ma   B. Bru-nây.              D. Cam-pu-chia.

Câu 46. Cam-pu-chia có khí hậu

            A. Cận nhiệt đới.                                          C. Nhiệt đới gió mùa.

            B. Cận xích đạo.                                           D. Xích đạo.

Câu 47. Dự án hành lang đông - tây không có nước nào?

            A. Thái Lan.              C. Việt Nam  B. Ma-lai-xi-a.                      D. Lào.

Câu 48. Quốc gia nào ở Đông Nam Á có nhiều núi lửa nhất?

            A. Thái Lan.              C. Ma-lai-xi-a.          B. In-đô-nê-xi-a.      D. Lào.

Câu 49. Nước nào ở Đông Nam Á ít chịu ảnh hưởng nhất bởi khủng hoảng tài chính những năm 1997 - 1998?

            A. Xin-ga-po.            B. Việt Nam.             C. Ma-lai-xi-a.          D. Thái Lan.

Câu 50. Ngành công nghiệp nào không phải là thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á?

A. dệt may, da giày.                                     B. khai thác khoáng sản.

C. hàng không, vũ trụ.                                 D. lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử.

Câu 51. Cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á đang có thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng ngành

A. công nghiệp, dịch vụ                              B. dịch vụ, nông nghiệp

C. nông nghiệp, công nghiệp                      D. nông nghiệp, dịch vụ

3
5 tháng 1 2017

Đáp án D

12 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.