K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2021

Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa

6 tháng 11 2021

ok bạn

14 tháng 9 2021
Tân Thế giới   Mô tảMô tảTân Thế giới là một trong những tên gọi được sử dụng cho phần lớn Tây Bán cầu của Trái Đất, đặc biệt là châu Mỹ và châu Đại Dương. Châu Mỹ khi được phát hiện vào thời điểm thế kỷ 16–17 là hoàn toàn mới lạ đối với người châu Âu, những người trước đó cho rằng thế giới chỉ bao gồm châu Âu, châu Á và châu Phi.
14 tháng 9 2021

Tân Thế giới (tiếng Anh: New World) là một trong những tên gọi được sử dụng cho phần lớn Tây Bán cầu của Trái Đất, đặc biệt là châu Mỹ (bao gồm cả các đảo lân cận nó) và châu Đại Dương. Châu Mỹ khi được phát hiện vào thời điểm thế kỷ 16–17 là hoàn toàn mới lạ đối với người châu Âu, những người trước đó cho rằng thế giới chỉ bao gồm châu Âu, châu Á và châu Phi (hay còn gọi là Cựu thế giới). Thuật ngữ "Tân Thế giới" không nên nhầm lẫn với các thuật ngữ "Thế giới mới" hay "Thế giới hiện đại" (mặc dù "tân" cũng có nghĩa là "mới") vì các cụm từ sau nói chung được dùng để chỉ thế giới theo dòng thời gian lịch sử, chứ không phải là để chỉ các vùng đất.

26 tháng 3 2018

Trong thời Mạc, Nho giáo dù vẫn được coi là đạo trị nước chủ yếu, nhưng giai cấp thống trị, tầng lớp Nho sĩ cũng như dân thường đã giảm sút niềm tin vào Nho giáo và sự biện hộ của Nho giáo đối với những nguyên tắc cơ bản của chế độ quân chủ tập quyền. Lúc này, Nho giáo tỏ ra không đủ sức giúp nhà vua trị nước, yên dân, đưa mọi người tới cảnh thái bình thịnh trị, vua sáng tôi hiền, nhân dân hoà mục. Vì thế, nhiều Nho sĩ ít hứng thú với mục đích trị quốc, bình thiên hạ, bởi mục đích này thường gắn với sự tôn quân và trung quân. Nói cách khác, giới Nho sĩ đang phân vân phải theo ai để trị quốc, bình thiên hạ. Điều này là do, vào thế kỷ XVI, ở nước ta, chính quyền đã chuyển từ tay tập đoàn phong kiến này sang tay tập đoàn phong kiến khác, nên quan niệm trung quân trong kinh điển của Nho giáo phải được giải thích lại cho phù hợp với thực tế biến động của thời đại.

Thế kỷ XVI và XVII là thời đầy biến động của xã hội Việt Nam. Chiến tranh xảy ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến, từ cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc cho đến Trịnh – Nguyễn, làm đảo lộn đời sống xã hội. Nho giáo, mặc dù trước đó có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam nhưng lúc này, đã bộc lộ những hạn chế, dần mất vị trí của mình, tạo điều kiện cho sự phát triển Phật giáo, Đạo giáo… Tuy nhiên, suốt từ thời Mạc cho đến Lê trung hưng, Phật giáo, Đạo giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác cũng vẫn không thay thế được Nho giáo ở cương vị của một đạo trị nước, một học thuyết về quản lý xã hội. Điều đó lý giải cho sự tồn tại của Nho giáo trong xã hội phong kiến ở nước ta.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chế độ phong kiến Việt Nam thời Lê sơ hưng thịnh suốt thế kỷ XV và đạt đến đỉnh cao vào thời Lê Thánh Tông. Nhưng, bước sang thế kỷ XVI và tiếp đến thế kỷ XVII, nó bắt đầu khủng hoảng và suy thoái. Điều đó khiến cho Nho giáo, với tư cách hệ tư tưởng thống trị của chế độ phong kiến Việt Nam lúc ấy, cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với tình thế. Do đó, vào thời kỳ này, nhiều vấn đề về nội dung và hình thức tồn tại của Nho giáo ở Việt Nam đã xuất hiện.

Như chúng ta đã biết, từ khi Lê Hiển Tông mất (1504) cho đến lúc Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), có năm đời vua Lê thay thế nhau, gắn liền với những cuộc nội chiến tàn khốc để tranh giành quyền lực. Các vua Lê do không nắm được quyền lực, nên quyền bính của triều đình nhà Lê không rơi vào tay Mạc Đăng Dung thì cũng rơi vào tay tập đoàn phong kiến khác. Do đó, có thể nói, sự kết thúc của vương triều Lê vào lúc này là điều không tránh khỏi.

Nhà Mạc thay thế nhà Lê vẫn tiếp tục giương cao ngọn cờ Nho giáo, coi Nho giáo là cơ sở cho mọi hoạt động chính trị của mình. Nhưng trước sự thay thế vương triều Lê bằng vương triều Mạc, thái độ của các Nho sĩ có sự phân hoá. Nhiều Nho sĩ kiên quyết bộc lộ sự trung thành với triều Lê bằng việc chống đối hoặc phỉ báng Mạc Đăng Dung, rồi sẵn sàng nhận lấy cái chết. Có những Nho sĩ bỏ quan về ẩn cư nơi thôn dã. Nhưng cũng có một bộ phận Nho sĩ tiếp tục làm việc trong bộ máy chính quyền nhà Mạc. Trước thái độ như vậy của các Nho sĩ triều Lê, Mạc Đăng Dung muốn thông qua việc tổ chức thi cử để tuyển người cho bộ máy quan liêu mới, gắn bó hơn với nhà Mạc. Vì thế, nhà Mạc chỉ tồn tại được 65 năm mà đã tổ chức được 22 kỳ thi đại khoa, cứ ba năm một khoa. Năm 1529, dù mới làm vua được hai năm, Mạc Đăng Dung đã mở khoa thi hội đầu tiên, lấy 27 người đỗ. Cũng năm ấy, nhà Mạc bắt chước các vua Lê dựng bia tiến sĩ để khuyến khích việc học tập, thi cử. Tuy nhiên, các Nho sĩ được đào tạo và đỗ đạt trong thời Mạc không phải đều gắn bó với nhà Mạc. Trong đó, có những Nho sĩ từ quan về ở ẩn như Nguyễn Bỉnh Khiêm; có những Nho sĩ chạy sang hàng ngũ của họ Trịnh như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh.

Trong thời Mạc, Nho giáo dù vẫn được coi là đạo trị nước chủ yếu, nhưng giai cấp thống trị, tầng lớp Nho sĩ cũng như dân thường đã giảm sút niềm tin vào Nho giáo và sự biện hộ của Nho giáo đối với những nguyên tắc cơ bản của chế độ quân chủ tập quyền. Lúc này, Nho giáo tỏ ra không đủ sức giúp nhà vua trị nước, yên dân, đưa mọi người tới cảnh thái bình thịnh trị, vua sáng tôi hiền, nhân dân hoà mục. Vì thế, nhiều Nho sĩ ít hứng thú với mục đích trị quốc, bình thiên hạ, bởi mục đích này thường gắn với sự tôn quân và trung quân. Nói cách khác, giới Nho sĩ đang phân vân phải theo ai để trị quốc, bình thiên hạ. Điều này là do, vào thế kỷ XVI, ở nước ta, chính quyền đã chuyển từ tay tập đoàn phong kiến này sang tay tập đoàn phong kiến khác, nên quan niệm trung quân trong kinh điển của Nho giáo phải được giải thích lại cho phù hợp với thực tế biến động của thời đại.

Đứng trước sự thay thế của các vương triều và sự biến đổi nhanh chóng của số phận con người, các nhà Nho thời Mạc đã phải khai thác luật biến dịch trong Kinh Dịch, trong tượng số học và cả trong lý học của Tống Nho để cắt nghĩa những biến đổi của xã hội và của mỗi con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà Nho uyên bác, một nhà tư tưởng lớn trong thời Mạc đã nói: "Bát quái tượng suy thiên vãng phục" (Suy tư trong tám quẻ sẽ biết hướng đi rồi lại của trời đất - Trung tân quán ngụ hứng) và "Cơ ngẫu tòng lai doanh cách hư. Âm dương tiêu trưởng nghiệm thừa trừ" (Chu Dịch hữu cảm). Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng nhiều Nho sĩ ở thế kỷ XVI đã cảm thấy sự bất lực của con người, nhất là sự bất lực của người Nho sĩ trước thời cuộc. Vì vậy, họ càng tin vào ý trời, mệnh trời và sự phụ thuộc của số phận con người vào mệnh trời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhiều lần nhắc đến thiên cơ. Ông thường khuyên mọi người: "Được thua phú quý đều thiên mệnh. Chen lấn làm chi cho nhọc nhằn" (Thơ Nôm, tr.87). Không những giới Nho sĩ mà cả đông đảo những người bình dân cũng tin vào số trời, thần thánh và những lực lượng siêu nhiên. Quả thật, trong thời loạn, Nho giáo không giúp con người giải thích được mọi hiện tượng phức tạp trong xã hội, không tạo được niềm tin và thoả mãn được đời sống tinh thần của họ. Vì thế, Phật giáo, Đạo giáo lại có dịp phục hưng và phát triển bên cạnh sự sa sút của Nho giáo.

Lúc này, bọn vua chúa, công hầu đứng ra xây chùa và cúng ruộng vào chùa rất nhiều. Còn với các Nho sĩ, đạo Nho không còn thuần khiết và tồn tại như  quan điểm duy nhất, lập trường duy nhất để nhìn nhận mọi sự vật. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kết hợp Nho gia với Đạo gia, còn Nguyễn Dữ thì kết hợp lý thuyết của Nho giáo với lý thuyết của Đạo giáo. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lụccủa Nguyễn Dữ đã nói lên sự kết hợp đó.

Nho giáo thời Mạc không chỉ quan tâm đến những vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, mà còn chú ý cả đến những vấn đề triết học, như vận số, tình người, lý trời, âm dương bĩ thái, doanh hư, trị loạn, để giải thích những biến đổi phức tạp, mau lẹ của xã hội và đời sống con người. Vì thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải tiếp thu triết học của Tống Nho, trước hết là tiếp thu lý học của Trình Chu,  tượng số học của Thiệu Ung. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, các học trò của ông đã nói lên điều đó:

"Sáu bộ thi thư suốt nghĩa bơi thuyền đến bến Hoàng Chu (Chu Hy)

Một kinh "Thái Ất thuộc lòng, đốt lửa soi gan Dương Tử (Dương Hùng)

Ngang trời dọc đất, cùng lòng Chu tể (Chu Công) tâm tư

Suy trước biết sau, học lối Nghiêu Phu (Thiệu Ung) môn hộ".

Việc xác lập  vương triều Mạc không giải quyết được những mâu thuẫn xã hội, không chấm dứt được nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến mà trái lại, còn làm cho cuộc nội chiến đó trở nên gay gắt. Sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, các quan lại và tướng lĩnh cũ của nhà Lê đã nổi dậy ở nhiều nơi. Trong đó, nổi bật là cuộc nổi dậy do Nguyễn Kim cầm đầu. Nguyễn Kim lập Lê Duy Ninh lên làm vua, lấy danh nghĩa là khôi phục nhà Lê để tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc. Nguyễn Kim chiếm lấy vùng Thanh Hoá rồi tấn công ra Bắc. Sau khi Nguyễn Kim bị đầu độc chết, con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay. Cuộc chiến tranh giữa Trịnh và Mạc là cuộc chiến tranh giữa hai nhà nước phong kiến. Một là nhà nước phong kiến của họ Mạc ở Thăng Long, gọi là Bắc triều. Hai là nhà nước phong kiến của họ Trịnh mang danh nhà Lê trung hưng ở vùng Thanh Hoá trở vào, gọi là Nam triều. Cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc kéo dài mãi đến năm 1592. Trong lúc cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc diễn ra quyết liệt thì mầm mống của cuộc nội chiến thứ hai đã nảy sinh. Đó là mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn trong tập đoàn phong kiến Nam triều. Khi họ Trịnh diệt xong họ Mạc thì mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn trở nên gay gắt, dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Cuộc chiến tranh này tiếp tục lôi kéo nhân dân vào vòng binh lửa, chia cắt đất nước làm hai miền là Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Chiến tranh và bạo lực đã trở thành một thủ đoạn phổ biến để tranh bá đồ vương và thanh toán lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến. Vì vậy, nguyện vọng được sống trong hoà bình, ổn định của nhân dân cũng được phản ánh trong tư tưởng của các nhà Nho đương thời, thể hiện ở những quan điểm về đức trị, về nhân nghĩa. Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ viết: "Kẻ làm vua chúa nên lấy sự chính lòng mình để làm gốc chính triều đình, chính trăm quan, chính muôn dân"(Câu chuyện đối đáp với người tiều phu ở núi Na). Còn Phùng Khắc Khoan thì nhấn mạnh: "Tranh hùng, tranh bá liên miên không ngớt, ai biết được chí khí hào hùng của nhà Nho ta. Văn hiến không coi trọng việc đánh nhau", "Như nói đến phương sách cứu nước, cứu dân thì nhân nghĩa xin dâng lên nhà vua". Nhưng trước xu thế chiến tranh và bạo lực của thời đại, thì những tiếng nói nhân nghĩa, đức trị như vậy tỏ ra mong manh, yếu ớt, không còn sinh khí, sức mạnh như tiếng nói nhân nghĩa, đức trị của các nhà Nho thời Trần và Lê sơ.

Đứng trước cuộc hỗn chiến của các tập đoàn phong kiến, các Nho sĩ phải nhận thức lại quan niệm trung quân và tư tưởng “trị quốc, bình thiên hạ” của Nho giáo cho phù hợp với thời cuộc. Lẽ dĩ nhiên, người Nho sĩ phải chọn chủ mà thờ, phải phục vụ cho một tập đoàn phong kiến nhất định. Tư tưởng chính thống của Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng nhất định trong giới Nho sĩ thế kỷ XVI và XVII. Việc Phùng Khắc Khoan từ bỏ nhà Mạc, lặn lội vào Thanh Hoá để theo nhà Lê trung hưng đã chứng tỏ điều đó. Hơn nữa, việc họ Trịnh nắm mọi quyền bính mà vẫn phải giương cao ngọn cờ “trung hưng nhà Lê” thì rõ ràng, nó không thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng Nho giáo chính thống, mặc dù họ Trịnh qua nhiều việc làm tỏ ra thèm muốn ngôi vua.

Trong thời nội chiến, các tập đoàn phong kiến dù là Bắc triều hay Nam triều, dù là chính quyền của họ Trịnh ở Đàng Ngoài hay chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong, tất cả đều giương cao ngọn cờ Nho giáo, coi Nho giáo là cơ sở tư tưởng để đưa ra mọi chủ trương, chính sách, tổ chức và điều hành mọi hoạt động xã hội. Do đó, tập đoàn phong kiến nào cũng lo mở mang việc học hành, thi cử theo Nho học và truyền bá đạo Nho để giáo hoá nhân dân, tuyển lựa nhân tài.

Nhà Lê trung hưng lúc mới lấy được miền Nam từ Thanh Hoá trở vào đã mở ba khoa Chế khoa vào các năm 1553, 1575 và 1577, lấy đỗ 28 tiến sĩ. Sau đó, họ Trịnh lại tiếp tục mở các khoa thi Nho học để lấy nhân tài. Bước sang thế kỷ XVII, chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài vẫn tiếp tục thực hiện các quy chế giáo dục và thi cử của thời Hồng Đức, tuy có điều chỉnh, bổ sung chút ít nhưng không đáng kể. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn thực hiện việc  giáo dục và thi cử theo Nho học, tuy có dựa vào quy chế của thời Hồng Đức, nhưng cũng có nhiều sửa đổi cho phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá ở đó. Ví dụ, chính quyền đã sửa đổi học vị của những người thi đỗ cũng như tổ chức các kỳ thi. Khoa thi đầu tiên ở Đàng Trong được tổ chức vào năm 1660 lấy đỗ 5 sinh đồ, 15 hoa văn. Năm 1674, cùng với khoa thi chính đồ và hoa văn, Chúa Nguyễn lại tổ chức thi thám phong, lấy đỗ 7 người. Năm 1675, chúa Nguyễn Phúc cho mở khoa thi Chính đồ, lấy đỗ 3 giám sinh, 8 sinh đồ, 15 nhiên học, 22 hoa văn và 10 thám đạo. Những sửa đổi như vậy của việc thi cử là xuất phát từ tình hình văn hoá Đàng Trong và nhu cầu tổ chức bộ máy chính quyền của chúa Nguyễn.

Sự phục hồi Phật giáo và Đạo giáo đã xuất hiện từ thời nhà Mạc thì đến thế kỷ XVII vẫn tiếp tục gia tăng. Chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn đều coi trọng đạo Phật. Ở Đàng Ngoài, Trịnh Tạ cho trùng tu chùa Tây Phương. Còn ở Đàng Trong, Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa Thiên Mụ (1601), chùa Hoà Vang (1667) và sửa chữa chùa Mỹ Am (1692). Cũng vào thế kỷ XVII, một loạt các thiền sư Trung Quốc đã đến nước ta cả Đàng Trong và Đàng Ngoài để truyền đạo. Trong thời gian này, những dấu hiệu chứng tỏ sự hưng thịnh của Đạo giáo ở nước ta cũng xuất hiện. Đó là việc Trịnh Tạ cho trùng tu quán Trấn Võ và đúc tượng đồng Trấn Võ. Hơn nữa, vào lúc này, lại có những Nho sĩ bỏ con đường hoạn lộ đi tu tiên, như Phạm Viện là người tu tiên nổi tiếng.

Sự hưng thịnh của Phật giáo và Đạo giáo ở Việt Nam hồi thế kỷ XVII chứng tỏ rằng, Nho giáo có mặt yếu kém, hạn chế, nên phải lùi bước để giành chỗ đứng cho Phật giáo, Đạo giáo. Sự yếu kém của Nho giáo ở Việt Nam lúc này, trước hết, biểu hiện về mặt nghĩa lý. Điều đó thể hiện ở sự giảm sút niềm tin của giai cấp thống trị, của tầng lớp Nho sĩ vào giá trị và tính hiệu quả của Nho giáo trên bình diện Nho giáo là đạo trị nước và là nhân sinh quan. Với tư cách là đạo trị nước, Nho giáo vẫn không giúp cho người ta chấm dứt được cảnh loạn lạc, thực hiện sự ổn định xã hội. Với tư cách là nhân sinh quan, Nho giáo không giải thích được nguyên nhân của mọi nỗi đau khổ trên trần gian và những số phận bi đát của con người. Trong trường hợp này, thuyết thiên mệnh hay thiên lý của Nho giáo tỏ ra đơn giản, có nhiều hạn chế, không thoả mãn được yêu cầu của con người. Tuy nhiên, suốt từ thời Mạc cho đến Lê trung hưng, Phật giáo, Đạo giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác cũng vẫn không thay thế được Nho giáo ở cương vị của một đạo trị nước, một học thuyết về quản lý xã hội và tổ chức hành chính. Vì vậy, chính quyền của họ Trịnh ở ngoài Bắc hay của họ Nguyễn ở trong Nam vẫn phải đề cao Nho giáo và mở mang giáo dục khoa cử theo Nho học một cách đều kỳ. Do đó, hết thế hệ Nho sĩ này đến thế hệ Nho sĩ khác được tái sản xuất một cách liên tục. Đó chính là cơ sở xã hội vững chắc cho sự tồn tại của Nho giáo trong xã hội phong kiến ở nước ta.

7 tháng 11 2021

TL

có số T9199

xin k bn ơi

19 tháng 4 2020

Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.

Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút,...

Tuy nhiên, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung có hai cách chính: theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (âm lịch) và theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch).



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nguoi-xua-da-tinh-thoi-gian-nhu-the-nao-c81a14104.html#ixzz6KDPVtSRV

13 tháng 1 2022

Tham khảo

Lịch sử hay sử học là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. 

13 tháng 1 2022

lịch sử hay lịch sựlimdim

1 tháng 4 2022

tham khảo

1.

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử". Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự gồm: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ,... Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước.

2,

1. Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh.

2. Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội, theo đó:

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

 

- Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.

- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

 

- Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra.

Cha mẹ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ

Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm:

- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.

 

- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…

Khi phải sống cách ly cha mẹ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như sau:

- Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới ba mươi sáu tháng tuổi.

- Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

- Trong các trường hợp này, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ em, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

- Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

- Trong thời gian trẻ em ở trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ; trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.

4. Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự

Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

5. Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

6. Thứ sáu, quyền được học tập

Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí, theo đó:

- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

7. Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi, theo đó:

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.

- Xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.

8. Thứ tám, quyền được phát triển năng khiếu

Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó:

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

9. Thứ chín, quyền có tài sản

Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản, theo đó:

- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

- Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định.

 
1 tháng 4 2022

Câu 1: Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

5 di tích lịch sử, văn hóa ở Việt Nam: Đền Hùng, Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Điện Biên Phủ, đền Ngọc Sơn

Câu 2: Quyền được chăm sóc:

- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng

- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội, tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

2 việc cụ thể thể hiện quyền được chăm sóc từ gia đình: 

- Khi con cái bị ốm đau, cha mẹ có trách nhiệm đưa con đi khám, quan tâm, chăm sóc cho con để hết bị ốm

- Gia đình tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ để được phát triển bản thân

Câu 3: 

a, Em không đồng ý. Vì ở đâu cũng có nội quy riêng của nó, ở viện bảo tàng cũng thế, khi đi chúng ta phải giữ trật tự, không nên cười. Đặc biệt, nếu muốn cầm thứ gì đó thì phải có sự đồng ý, cho phép của người lớn, chớ nên tự ý, thích làm gì thì làm. Như thế thì sẽ gây mất trật tự trong bảo tàng đó.

b, Nếu là em thì em sẽ:

- Khuyên bạn nên " cười nhẹ, nói khẽ "

- Muốn cầm vật gì thì phải xin phép người lớn

- Đọc rõ nội quy của bảo tàng để nắm chắc, không vi phạm những quy định đó....

( Tất cả các khái niệm đều có trong SGK GDCD 7, bạn có thể xem. )

1. Di tích lịch sử là:  công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

2. Có 4 loại di tích:

- Di tích lịch sử, - Di tích kiến trúc nghệ thuật,  - Di tích khảo cổ, - Danh lam thắng cảnh. 

30 tháng 8 2019

Đáp án D

Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

9 tháng 5 2018

Đáp án D

Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

22 tháng 2 2016

- Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là cải cách, canh tân đưa đất nước phát triển thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu, có như vậy mới có thể đương đầu trước hoạ ngoại xâm.

- Trước yêu cầu trên ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh đã hình thành 2 xu hướng giải quyết khác nhau:

+ Kịp thời tiến hành cải cách, canh tân đất nước theo con đường tư bản, xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh, đủ sức đương đầu trước hoạ ngoại xâm (Nhật  Bản).

Một số nước tuy tiến hành cuộc cải cách nhưng muộn, khi các nước đế quốc đã đạt được một số quyền lợi chính trị nhất định và trở thành nước nửa thuộc địa (Trung Quốc) hay là “vùng đệm“ của các nước đế quốc (Xiêm).

+ Hầu hết các nước còn lại triều đình phong kiến tiếp tục duy trì chính cách cũ làm cho đất nước lún sâu hơn vào vòng lạc hậu và đã bị  các nước tư bản phương Tây xâm lược, đô hộ.