Ở phần "Nhiệm vụ", bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động, hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới đã được nêu lên ở phần Sự thách thức. Thực trạng này được khái quát theo những nội dung:
- Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;
- Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;
- Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý.
Những nội dung về thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Ở trong phần “ Nhiệm vụ” bản tuyên bố đã nêu ra 8 nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp thiết. Chăm lo đến mọi mặt của đời sống trẻ em, từ những vấn đề trực tiếp như y tế, sức khoẻ học hành cho đến những vấn đề có tầm vóc vĩ mô như sự tăng trưởng kinh tế, kế hoạch hoá gia đình... Sâu xa hơn nữa là cách thức giáo dục trẻ tự nhận thức được những giá trị của bản thân, từ đó có thể xây dựng cuộc sống đảm bảo tương lai cho mình.
Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai - gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế…
Thực thế cuộc sống của trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ làm kìm hãm sự tăng trưởng. Các em phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bạo lực, chiến tranh, phân biệt chủng tộc...
Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường bị xuống cấp.
Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Nêu từng nhiệm vụ cụ thể :
+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.
+ Quan tâm chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
+ Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở không có trẻ em nào mù chữ.
+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện để trẻ em lớn khôn và phát triển trên nền móng gia đình.
+ Vì tương lai của trẻ em cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.
Các nhiệm vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trai, gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế). Mục 17 nhấn mạnh “Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế”.
Đáp án B
Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực
Nhiệm vụ có tính cụ thể, toàn diện mà các quốc gia, cộng đồng cần thực hiện:
- Tăng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, phát triển nền giáo dục cho trẻ em
- Các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ em tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt) đến trẻ em quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào văn hóa xã hội