K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2019

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của văn bản được biểu đạt qua các luận điểm:

- Tình thế buộc ta phải kháng chiến. Ta đã nhân nhượng nhưng thực dân Pháp càng lần tới vì chúng có ý đồ cướp nước ta

- Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước: bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên (đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, vũ khí, súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...)

- Niềm tin vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc

8 tháng 11 2018

Chọn đáp án C

"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những văn kiện nêu lên đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính. Trong đó câu văn ..."Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc". Câu văn này có nghĩa là bất kì ai, hễ là người Việt Nam đều phải đứng lên chống giặc, thể hiện tư tưởng kháng chiến toàn dân.

18 tháng 6 2017

Đáp án C

"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những văn kiện nêu lên đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính. Trong đó câu văn ..."Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc". Câu văn này có nghĩa là bất kì ai, hễ là người Việt Nam đều phải đứng lên chống giặc, thể hiện tư tưởng kháng chiến toàn dân

4 tháng 2 2017

- Hoàn cảnh:

     + Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp, Đảng ta đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc đầu hàng hoặc chiến đấu.

     + Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19 -12-1946 tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông đã quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.

     + Ngay tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Nội dung:

     + Vạch rõ nguyên nhan gây ra cuộc chiến tranh là do thực dân Pháp.

     + Nhân dân ta quyết tâm đứng lên chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được.

     + Khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

     + Tính chất, nội dung của cuộc kháng chiến chống Pháp là toàn dân, toàn diện.

     + Đêm 19-112-1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu với sự hưởng ứng của nhân dân cả nước, trước hết là nhân dân Hà Nội.

5 tháng 2 2021

* Hoàn cảnh:

- Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp, Đảng ta đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: đầu hàng hoặc đứng lên chiến đấu.

- Ngày 18, 19-12-1946 Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.

- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

* Nội dung:

- Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh là do thực dân Pháp. => khẳng định cuộc chiến tranh của nhân dân ta là chiến tranh chính nghĩa.

- Nhân dân ta quyết tâm đứng lên chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được.

- Khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Tính chất, nội dung của cuộc kháng chiến chống Pháp là toàn dân, toàn diện.

Bn tham khảo nha

23 tháng 1 2017

a, Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:

   Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

   Những câu cảm thán:

    + Hỡi đồng bào toàn quốc!

    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

    + Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.

    - Cả Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều giống nhau ở việc đều sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn giàu tình cảm.

   b, Cả hai văn bản này đều là văn bản nghị luận vì hai văn bản này không nhằm bộc lộ cảm xúc mà hướng tới tác động tới lý trí của người đọc, buộc người đọc phải hiểu và phân tích được để bàn về lẽ phải, trái, đúng sai của một quan điểm, một ý kiến.

   c, Những câu văn ở đoạn 2 hay hơn đoạn 1 vì giàu sức biểu cảm khi kết hợp những từ ngữ bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết.

   Yếu tố biểu cảm khi đưa vào văn nghị luận sẽ có hiệu quả thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ tới người đọc (người nghe).

27 tháng 2 2018

Đáp án A