Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm: học đi đôi với hành.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài
– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.
– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.
– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.
b. Thân bài
Giải thích khái niệm:
– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiếu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…
– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.
– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.
Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:
- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:
+ Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…
+ Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…
- Mục đích của việc học:
+ Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.
+ Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.
+ Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.
- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:
+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học dóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.
+ Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.
→ Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.
Mở rộng, nâng cao vấn đề:
– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.
– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kỉ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.
– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
+ Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
+ Nếu hành mà không học thì số thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.
c. Kết bài
– "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.
– Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.
Viết bài văn nghị luận trình bày về ý kiến "Học sinh chỉ nên chọn 1 số môn yêu thích để học"
cứu mình
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề
Ông bà ta xưa ta có câu “ học đi đôi với hành”. Một câu nói khẳng định mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. Học và hành là hai vấn đề cần thiết trong học tập mà chúng ta không thể thiếu. chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai vấn hành động “ học” và “ hành”.
II. Thân bài:
1. Giải thích “ học” và “ hành”.
Học: đây là một quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn vào bên trong đầu óc của con người. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lí thuyết, biến lí thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình.Hành: là quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã học vào trong cuộc sống thực tiễn của cuộc sống. việc này nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể.>> học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ
2. Học để làm người
Khi học chúng ta sẽ có hiểu biết về đạo đức, đối nhân xử thế
Ví dụ:
Học ăn, học nói, học gói, học mởKim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời3. Phê phán những lối học lệch lạc, bàn luận những đổi mới trong học
a. Phê phán những lối học lệch lạc
Học chỉ có hình thức mà không hiểu nội dung được coi là học vẹt, học tủHọc để cầu danh lợi ở đây có nghĩa là học để làm quan, chức lớn chứ không thật sự muốn họcb. Những phương pháp học đổi mới
Học phải được phổ biến rộng khắpHọc phải bắt đầu từ những cái cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khóHọc phải kết hợp với thực hành thì mới có thể hiệu quả và thành công4. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
Mục đích đi học của con người là chỉ để có danh lợi thì hết sức sai lầm. chính vì điều sai ấy mà cách học của con người cũng sai. Người đi học không biết nó như thế nào chỉ biết sao chép y nguyên cho đúng.Khi học chúng ta cần phải mở rộng và kết hợp với thực hành>> khẳng định mối quan hệ giữa học và hành.
III. Kết bài
Khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hànhKinh nghiệm bản thân rút ra từ câu nói.Tham khảo
Mở bài : Bài văn “Bàn về phép học” của tác giả Nguyễn Thiếp đã đánh thức mỗi chúng ta trong việc học tập như thế nào cho đúng . Một trong số cách học khá phổ biến đó là “Học đi đôi với hành”
Kết bài : Nói tóm lại, “học đi đôi với hành” là một châm ngôn học khá đúng đắn và tuyệt vời , ta vừa có kiến thức lại vừa được áp dụng nhờ đó mà việc học của chúng ta ngày một tiến bộ hơn , việc học tập ngày một nâng cao .
a. Mở bài
– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.
– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.
– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.
b. Thân bài
Giải thích khái niệm:
– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiểu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…
– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.
– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.
Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:
- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:
+ Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…
+ Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…
- Mục đích của việc học:
+ Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.
+ Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.
+ Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.
- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:
+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.
+ Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.
--> Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.
Mở rộng, nâng cao vấn đề:
– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.
– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kĩ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.
– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
+ Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
+ Nếu hành mà không học thì sẽ thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.
c. Kết bài
– "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.
– Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.