Kể lại câu chuyện nêu ý nghĩa về câu chuyện
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Ngày xưa có một bác nông dân đánh cá tuổi đã cao. Một hôm bác ra biển quăng lưới. Suốt cả ngày không có lấy một con cá nhỏ. Trước lúc ra về, bác quăng thử mẻ lưới cuối cùng. May mắn bác kéo lên được một cái bình bằng đồng, miệng gắn chì kín mít
2. Bác mừng lắm nghĩ bụng : "Cái bình này đem chợ bán cũng được khối tiền" Bác cạy nắp bình xem bên trong chứ cái gì mà nặng thế
3. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt tuôn ra bay thẳng lên trời rồi tụ lại hiện nguyên hình một con quỷ dữ. Hắn nhìn ông lão và nói:
- Nhà ngươi đã đến ngày tận số. Bác đánh cá mắng lại con quỷ:
- Ta cứu người mà ngươi đòi giết ta à?
Con quỷ nói :
- Ta là một hung thần. Vì phạm tội, bì trời phạt nhốt vào cái bình này. Ta thề rằng, người nào giải thoát cho ta, ta sẽ cho người đó giàu có sung sướng. Nhưng chờ mãi không ai giải cứu ta đổi lại lời nguyền :Kẻ nào cứu ta kẻ đó sẽ phải chết. Vậy nên người phải chết
4. Nghe con quỷ nói năng láo xược bác nhanh trí bảo
- Thôi được, chết cũng không đáng sợ. Nhưng trước khi chết ta muốn biết một điều. Ngươi to lớn thế này làm sao chui vào được cái bình nhỏ bé này ?
- Được ta làm cho người xem !
5. Nói rồi con quỷ rùng mình biến thành cột khói đen chui tuột vào bình. Tức thì bác đánh cá lấy cái nắp bằng chì nút chặt bình vứt trở lại biển sau. Thế là kẻ ác vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương
Tham khảo!
Tiến sĩ Vũ Tông Phan là một nhân vật điển hình cho người Hà Nội ở thế kỉ XIX bởi sự nghiệp sáng tạo thi ca, hoạt động văn hoá, nhất là làm giáo dục, tất cả đều vì Hà Nội, cho Hà Nội.
Ngược dòng thời gian vào thế kỉ 19, năm 1831 khi Vũ Tông Phan từ Huế ra nhận chức Giáo thụ phủ Thuận An, lúc bấy giờ thuộc về Bắc Ninh, khi ra đến Hà Nội, cụ thấy quang cảnh Hà Nội như thế này: “Nay đương phát sinh nơi đô thành, nhiều hạng dân du thực du thủ đi học thì cốt giật tiếng nho, đi buôn chửa giàu đã khoe của, cư dân thường túm tụm ba hoa, bộ hành áo quần cực diêm dúa, sòng bạc tràn lan khắp gần xa…”.
Trước tình cảnh này, Vũ Tông Phan có bàn bạc với những người bạn thân thiết là: Ngô Thế Vinh, Tiến sĩ Lê Duy Trung, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu… tập hợp được 1 nhóm sĩ phu và đề xuất phải chấn hưng văn hóa, giáo dục Thăng Long-Hà Nội. Họ đã đưa văn hóa, giáo dục Thăng Long từ chỗ hoang tàn ở buổi đầu năm 1831 (như cụ Phan đã miêu tả) mà chỉ 30 năm sau thôi một ký giả nước ngoài khi đến đây đã phải viết lên tờ Thông tin Bắc Kỳ: Thành phố này không còn là kinh đô nữa nhưng vẫn đứng đầu cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục và phồn vinh đông đúc.
MB:
Tuệ Tĩnh là một danh y nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Câu chuyện dưới đây ca ngợi ông vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.
TB:
– Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, tuy đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan.
– Một lần, ông dẫn các học trò lên hai ngọn núi hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những cây cỏ.
– Ông nói với học trò về ý định của mình.
– Các học trò chưa hiểu được ý thầy.
– Nguyễn Bá Tĩnh giải thích về giá trị của những của những cây cỏ.
– Câu chuyện về các thái ý thời Trần sử dụng cây cỏ để làm tăng sức mạnh của quân đội.
– Sự quý trọng của Nguyễn Bá Tĩnh đối với cây cỏ nước Nam.
– Tất cả học trò của tiến sĩ Nguyễn Bá Tĩnh tình nguyện theo con đường của người thầy.
– Cho đến bây giờ, có hàng trăm vị thuốc được lấy từ cây cỏ nước Nam, tổng hợp được hàng trăm vị thuốc dân gian để trị bệnh cứu người rất hữu hiệu.
KB:
Câu chuyện ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã yêu quý cây cỏ trên đất nước mình, hiểu giá trị của chúng và biết dùng chúng để chữa bệnh. Đồng thời cho thấy cây cỏ thiên nhiên mang lại cho chúng ta bao điều quý giá, chúng ta nên giữ gìn và phát triển chúng.
KỂ CHUYỆN
1. Bên dòng sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Mai –cơ – một cựu lính Mĩ – mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai- mảnh đất mà cách đây 30 năm đã chịu nỗi đau thảm sát, hủy diệt...
2. Mỹ Lai là một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn; giết hại gia súc; bắn chết 504 người, phần lớn là cụ gài, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt. Có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ…
3. Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có một người may mắn sống sót nhờ ba viên phi công có lương tâm. Ba người đó là Tôm-xơ, Côn-tơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống họ kinh hoàng thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơ bèn ra lệnh hạ trực thăng xuống ngay trước mặt bạn lính, ra lệnh cho xạ thủ máy chĩa súng về phía chúng. Anh nói với chúng rằng, anh sẵn sàng cho nhả đạn nếu chúng tiếp tục tiến lên. Sau đó, anh đưa người dân về nơi an toàn.
Trên đường đi, anh còn cứu được một đứa bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.
4. Trong cuộc thảm sát đó, ngoài ba người lính Mĩ có lương tâm còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi nhúng tay vào tội ác. Ngoài ra còn có Rô-man bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát dã man này ra ánh sáng. Những bức ảnh anh chụp và công bố là bằng chứng quan trọng buộc tội tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.
5. Mai-cơ đã thực hiện ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh vang lên ở Mỹ Lai nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hào bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.
Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN
- Tố cáo tội ác chiến tranh, ca ngợi hòa bình.
- Ca ngợi những người Mỹ có lương tâm, dũng cảm đã ngăn chặn tội ác và tố cáo những việc làm phi nghĩa của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Câu chuyện đã kể về vùng đất Mỹ Lai (Quảng Ngãi) trong cuộc thảm sát tàn khóc của lính Mỹ trong 30 năm trước. Tiếng đàn của người lính Mỹ nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho những linh hồn đã khuất.
bn tk mk vs ,nha 1 cái tk thui bn lafmd dc mà hen.M.n giúp mk tròn 10 cái tk nhé.
Trên dường từ chỗ ấy về đến nhà em làm rớt hết đồ đạc của cô ấy.
Nhưng cô ấy vẫn bình tỉnh và chỉ nói với em rằng:
" Không sao đâu em...đền cho cô ít tiền là được rồi."
Một hôm, trên đường tan học về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Nhi Đồng 1, em thấy một cô trạc tuổi ba mươi, tay bồng con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõ vẻ lo âu. Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ôtô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng. Em vội đến bên cô và bảo:
- Cô ơi, cô có cần cháu giúp không ạ?
- Ô may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé ! Cô đưa em bé đi khám bệnh.
Em xách đỡ túi quần áo của bé rồi dẫn cô qua đường lúc đèn đỏ vừa bật lên. Nhân thể, em theo chân cô vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới ra về. Cô nắm chặt tay và cảm ơn em mãi.
Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi có gì mà vui thế. Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:
- Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!
Ý nghĩa : Gặp những người đang bị mắc phải khó khăn thì hãy giúp đỡ họ , đừng vì 1 chút gì đó mà bỏ đi lòng thương người .
Nhân vật : Người giúp đỡ và 1 có đang mắc phải khó khăn .
Đặt tên : Mk ko bt đặt tên sao cho hay .
Con đường em đi học rất đông người qua lại, vì thế hàng ngày bố hoặc mẹ thường đưa đón em đi học. Hôm ấy, bố đi công tác xa, mẹ em lại bị ốm nên em phải tự đi bộ về nhà.
Đường phố trưa hôm ấy nắng chang chang. Nắng như trải lửa xuống mặt đường. Đang đi thì em nghe thấy tiếng khóc của một em bé ở đâu đó. Quay lại, em nhìn thấy phía xa có một người phụ nữ mồ hôi nhễ nhại, một tay bế con, vai khoác túi, còn một tay xách làn quần áo. Hình như cô ở xa về thăm quê. Chắc cô đã mệt vì vừa phải bế con, lại mang xách nhiều đồ đạc.
Em bước thật nhanh lại gần rồi cất tiếng chào cô:
- Cô về đâu đấy ạ?
- Ừ, cô đang muốn về xóm 7, xã Thượng Hiền .
- Cô nhẹ nhàng trả lời em.
Nghe cô nói, em háo hức hỏi:
- Thế ạ, cháu cũng về xóm 7 đày.
Cô đưa cháu xách giùm chiếc làn này cho!
Cô nhìn em bằng ánh mắt đầy trìu mến rồi bảo:
- Cảm ơn cháu! Cháu ngoan quá!
Suốt dọc đường, em và cô nói chuyện vui vẻ.
Đến lối rẽ vào xóm 7, em giúp cô xách làn vào nhà rồi mới đi về.
Câu chuyện có hai nhân vật:
a) Nhân vật tôi.
b) Nhân vật người phụ nữ.
Ý nghĩa của câu chuyện: Qua câu chuyện kể trên, ta thấy hành động giúp đỡ người già, phụ nữ, trẻ em của nhân vật "tôi" trong truyện thật đẹp. Thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa con người với con người. Bạn nhỏ trong truyện đã nêu một tấm gương sáng cho tuổi trẻ chúng em noi theo.
Câu chuyện có hai nhân vật:
a) Nhân vật tôi.
b) Nhân vật người phụ nữ.
Ý nghĩa của câu chuyện: Qua câu chuyện kể trên, ta thấy hành động giúp đỡ người già, phụ nữ, trẻ em của nhân vật "tôi" trong truyện thật đẹp. Thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa con người với con người. Bạn nhỏ trong truyện đã nêu một tấm gương sáng cho tuổi trẻ chúng em noi theo
1. Nêu ý nghĩa nhân dân ta về bánh chưng, bánh giầy.
2. Kể tóm tắt lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên.
1. Nêu ý nghĩa nhân dân ta về bánh chưng, bánh giầy.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.2. Kể tóm tắt lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên.
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.
Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
1. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
1. Ngày xưa có một bác nông dân đánh cá tuổi đã cao. Một hôm bác ra biển quăng lưới. Suốt cả ngày không có lấy một con cá nhỏ. Trước lúc ra về, bác quăng thử mẻ lưới cuối cùng. May mắn bác kéo lên được một cái bình bằng đồng, miệng gắn chì kín mít
2. Bác mừng lắm nghĩ bụng : "Cái bình này đem chợ bán cũng được khối tiền" Bác cạy nắp bình xem bên trong chứ cái gì mà nặng thế
3. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt tuôn ra bay thẳng lên trời rồi tụ lại hiện nguyên hình một con quỷ dữ. Hắn nhìn ông lão và nói:
- Nhà ngươi đã đến ngày tận số. Bác đánh cá mắng lại con quỷ:
- Ta cứu người mà ngươi đòi giết ta à?
Con quỷ nói :
- Ta là một hung thần. Vì phạm tội, bì trời phạt nhốt vào cái bình này. Ta thề rằng, người nào giải thoát cho ta, ta sẽ cho người đó giàu có sung sướng. Nhưng chờ mãi không ai giải cứu ta đổi lại lời nguyền :Kẻ nào cứu ta kẻ đó sẽ phải chết. Vậy nên người phải chết
4. Nghe con quỷ nói năng láo xược bác nhanh trí bảo
- Thôi được, chết cũng không đáng sợ. Nhưng trước khi chết ta muốn biết một điều. Ngươi to lớn thế này làm sao chui vào được cái bình nhỏ bé này ?
- Được ta làm cho người xem !
5. Nói rồi con quỷ rùng mình biến thành cột khói đen chui tuột vào bình. Tức thì bác đánh cá lấy cái nắp bằng chì nút chặt bình vứt trở lại biển sau. Thế là kẻ ác vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương
Ý nghĩa : Trong bất kì tình huống nguy hiểm nào nếu bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, gan dạ, con người ta sẽ thoát khỏi nguy hiểm