K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2021

B. Lạnh 

[ ý kiến riêng]

12 tháng 11 2021

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.;

15 tháng 4 2023

Mình xin lỗi Mình nhầm cô văn cho em thấy sự sinh động trong nó

15 tháng 4 2023

Bài này là bài Đất nước của Tác giả Nguyễn Đình Thi trang 94 SGK lớp 5 tập 2

 

13 tháng 2 2022

Nguyễn Đình Thi

13 tháng 2 2022

TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH THI

8 tháng 4 2017

Nguyễn Đình Thi nha 

8 tháng 4 2017

Nguyễn Đình Thi

Đó là bài Đất nước

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha!

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Từ những năm đau thương chiến đấu

Ðã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Ðã bật lên những tiếng căm hờn.

( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 124)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích?

Câu 2: Thông qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta?

Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong hai câu thơ: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều”

Câu 4: Trình bày cảm nhận của anh/chị về tình cảm được thể hiện trong hai câu thơ: “Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

 

0
5 tháng 3 2023

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi.

- Dẫn dắt vào bài thơ Đất nước.

2. Thân bài

a) Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… lá rơi đầy):

- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

b) Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.

- Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

- Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…

- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.

=> Niềm tự hào về đất nước.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt...

=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.

3. Kết bài

- Khái quát tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của đoạn thơ

- Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản tân về đoạn thơ.

Bài làm

     Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ ông mang bản sắc và giọng điệu riêng vừa tự do, phóng khoáng, vừa hàm súc, vừa sâu lắng suy tư. Đặc biệt, Nguyễn Đình thi co những bài thơ đằm thắm, thiết tha về quê hương đất nước Việt Nam lam lũ, đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Đất nước là một thi phẩm xuất sắc nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông. Chỉ vài nét phác họa, phát thảo nhẹ nhàng, nhà thơ đã gợi lên được cái hồn của mùa thu Hà Nội năm xưa, cổ kính, đẹp một cách hắt hiu, vắng lặng và còn phảng phất nỗi buồn.

     Tác giả mở ra một không gian vô cùng an lành, êm đềm gợi bao cảm xúc:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

     Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội. những hình ảnh trong hiện tại có sức gợi nhớ về ngày rời Hà Nội cổ kính, thơ mộng. Mùa thu Hà Nội ngày xưa trở về trong ký ức nhà thơ:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

     Từ láy gợi tả gợi lên cảnh mùa thu với nét quen thuộc, có nắng, có lá vàng rơi, có gió heo may – một mùa thu rất nhẹ, rất thơ mang nét buồn xao xuyến đọng lại trong lòng người ra đi. Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi “Người ra đi… lá rơi đầy”. Cảnh sắc mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội. Người ra đi: “đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm…”. Hình ảnh con người ra đi với tư thế và dáng đi tỏ ra kiên quyết, dứt khoát nhưng tâm hồn vẫn lưu luyến với trời thu Hà Nội, với những gì thơ mộng của thủ đô yêu dấu. Những chàng trai Hà Nội sẵn sàng từ biệt căn nhà, góc phố ra đi làm nghĩa vụ của một công dân. Cảnh thu và con người Hà Nội cũng chính là niềm tự hào của tác giả.

     Trong hoài niệm của nhà thơ, mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra thật cụ thể và sinh động. Còn tâm trạng của nhà thơ phảng phất một nỗi buồn hiu hắt. Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

29 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi.

- Dẫn dắt vào bài thơ Đất nước.

2. Thân bài

a. Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… lá rơi đầy):

- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội → Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc nhưng chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

→ Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

b. Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.

- Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

- Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…

- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.

→ Niềm tự hào về đất nước.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt...

→ Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.

3. Kết bài

- Khái quát tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của đoạn thơ

- Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về đoạn thơ.

Bài làm

     Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ ông mang bản sắc và giọng điệu riêng vừa tự do, phóng khoáng, vừa hàm súc, vừa sâu lắng suy tư. Đặc biệt, Nguyễn Đình thi có những bài thơ đằm thắm, thiết tha về quê hương đất nước Việt Nam lam lũ, đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Đất nước là một thi phẩm xuất sắc nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông. Chỉ vài nét phác họa, phát thảo nhẹ nhàng, nhà thơ đã gợi lên được cái hồn của mùa thu Hà Nội năm xưa, cổ kính, đẹp một cách hắt hiu, vắng lặng và còn phảng phất nỗi buồn.

     Tác giả mở ra một không gian vô cùng an lành, êm đềm gợi bao cảm xúc:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

     Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội. những hình ảnh trong hiện tại có sức gợi nhớ về ngày rời Hà Nội cổ kính, thơ mộng. Mùa thu Hà Nội ngày xưa trở về trong ký ức nhà thơ:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

     Từ láy gợi tả gợi lên cảnh mùa thu với nét quen thuộc, có nắng, có lá vàng rơi, có gió heo may – một mùa thu rất nhẹ, rất thơ mang nét buồn xao xuyến đọng lại trong lòng người ra đi. Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc nhưng chứa đầy tâm trạng của người ra đi “Người ra đi… lá rơi đầy”. Cảnh sắc mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội. Người ra đi: “đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm…”. Hình ảnh con người ra đi với tư thế và dáng đi tỏ ra kiên quyết, dứt khoát nhưng tâm hồn vẫn lưu luyến với trời thu Hà Nội, với những gì thơ mộng của thủ đô yêu dấu. Những chàng trai Hà Nội sẵn sàng từ biệt căn nhà, góc phố ra đi làm nghĩa vụ của một công dân. Cảnh thu và con người Hà Nội cũng chính là niềm tự hào của tác giả.

     Trong hoài niệm của nhà thơ, mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra thật cụ thể và sinh động. Còn tâm trạng của nhà thơ phảng phất một nỗi buồn hiu hắt. Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

27 tháng 3 2018

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Người Hà Nội, và cả những ai không phải người Hà Nội nhưng biết và yêu Hà Nội, phải cám ơn Nguyễn Đình Thi vì trong bài thơ "Đất nước" viết thời kháng chiến chống Pháp, ông đã dành riêng cho Hà Nội một khổ thơ đầy cảm xúc và ấn tượng sau đây:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Đây là Hà Nội trong mắt nhìn của hoài niệm. Vì là hoài niệm nên chỉ có những gì là đọng nhất, sâu nhất. Hà Nội mùa thu, có biết bao điều đáng nói. Nhưng nói gì đây để vần rất chung mà lại rất riêng cho Hà Nội? Nói gì đây để vẫn là Hà Nội của mọi người vẫn của riêng mình, cho ai cũng nhận ra nhưng lại vẫn không phải là những điều mà trước mình người ta đã nói? Và, Nguyễn Đình Thi đã chọn:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may.

Một từ chớm đứng trước từ "lạnh" thật gợi rất đúng một ngày thu Hà Nội. Chớm lạnh là mới bắt đầu trở lạnh, là đã lạnh nhưng chưa phải thật sự lạnh, là cái lạnh tuy đã đến nhưng...

27 tháng 3 2018

Buồn ơi là buồn

6 tháng 4 2022

b và d

b: sao xác => xao xác

d: dồi=> rồi