K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2019

Đáp án là C

10 tháng 3 2022

C

10 tháng 3 2022

D

18 tháng 2 2016

Ngày 4 tháng 7 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá là hai địa điểm đóng quân của địch. Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo; một đạo giao cho em là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm dùng đò vượt sông Hương, sang hợp cùng với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp Lý đánh úp Tòa Khâm Sứ. Ngay trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binh của triều đình ở các trại dọc bờ sông để nổ súng tấn công. Pháo binh ở đông nam kinh thành Huế cũng nổ súng yểm trợ cho đội quân này.

Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông, sẽ chỉ huy đánh vào Trấn Bình đài; nhằm tiêu diệt đội quân tiếp viện của Pháp mới từ miền Bắc vào đang trú đóng ở đây. Ông còn cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long, đề phòng Đại tá Pernot là người chỉ huy đội quân ở Mang Cá và các sĩ quan thuộc hạ ở Tòa Khâm Sứ về, qua cầu này thì đánh úp ngay[5]. Tôn Thất Thuyết chỉ huy đội quân thứ ba, đóng ở Hậu Bộ phía sau Đại nội vừa làm nhiệm vụ trợ chiến vừa làm dự bị.

Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp khao thưởng quân đội thì vào một giờ sáng Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, trong khi đó, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán Pháp. Tiếng đại bác vang động khắp kinh thành.

Kinh thành Huế

Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn giữ thế thủ để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài trong khi đại bác quân Nguyễn bắn sậpmái nhà và lầu tòa Khâm Sứ. Còn phía đồn Mang Cá thì thậm chí Trần Xuân Soạn đã dùng cả tù nhân được sung binh đi phóng hỏa trại quân Pháp. Quân Nam hò reo và liên tục bắn súng. Nhà cửa trong Tòa khâm sứ cháy tứ tung, khói lửa bốc lên ngùn ngụt, thiêu cháy nhiều trại lính, chuồng ngựa. Quân Nam quyết tràn vào chiếm Tòa, một toán quân Pháp do trung úy Boucher nổ súng chống cự, ngăn chặn quân Nam tràn vào. Lính Pháp đang ngủ, chợt thức dậy, kẻ bị bắn, kẻ bị chết cháy, số bị thương khá nhiều. Một số sóng sót chạy ra vơ lấy súng ống, mình trần như nhộng, nhiều người không kịp mặc áo. Họ được lệnh tập trung ở một địa điểm xa tầm đạn của quân Nam. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, vì thế họ không thể cứu viện lẫn nhau.

Khi mặt trời hé mọc, quân Pháp phản công. Họ chở súng lên đài và nóc tàu bắn qua hạ được quân Nguyễn rất nhiều, Hoàng thành và cung điện nhiều nơi bị phá hủy. Pháo hạmJavelin cấp tập bắn dọn đường cho bộ binh Pháp phản công. Dưới sự chỉ huy của Pernot, quân Pháp chia quân làm 3 cánh để tiến vào kinh thành. Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt, để tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa… Một toán từ Cửa Trài phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Đại Nội. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho, tấn công quân Nam đang tử thủ ở vườn Thượng Uyển, đồng thời cũng để tiếp ứng cho toán quân đang tìm cách phá vỡ cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông vào Đại Nội).

Bị bất ngờ phản công, ban đầu quân Nam chống cự rất anh dũng, bắn thủng ruột thiếu úy Pellicot. Các vọng lâu được sử dụng làm pháo đài, trên thành, quân Nam bắn xuống xối xả. Quân Pháp đánh vào một pháo đài có chứa thuốc súng, nhưng pháo đài bốc cháy, một toán quân Phi và một chỉ huy bị nổ tung, chết cháy ngay tại trận.

Về bên phía Tòa Sứ, đoàn quân của Cheroutre cũng tiến sang... Họ cố tràn lên, nhưng bị quân Nam nổ súng chặn lại. Trung úy Lacroix bị thương; thiếu úy Heitschell khi sắp qua cầu thì một thùng thuốc súng phát nổ, bị chết cháy tại chỗ. Cuối cùng, quân Pháp cũng tiến được vào thành, cùng lúc đó, quân của Bornes và Sajot cũng vừa tiến vào

Trước sự phản công của quân Pháp, quân triều đình không giữ được thành, cả hai đạo quân của triều đình ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, tan vỡ, tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba. Tại đây đã họ bị toán quân của Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.

Quân Pháp tiến được vào thành, họ hạ cờ triều đình Huế xuống, treo cờ tam tài lên kỳ đài. Sau đó, họ tiếp tục tiến vào Đại Nội, rồi ra sức đốt phá, hãm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai. Một toán quân Pháp đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Quân Pháp chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện, thu được nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan, là số tiền mà triều đình không kịp mang đi... Trưa hôm đó, họ chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân Nam chết trong trận đánh.

Nguyễn Văn Tường thấy thế nguy liền vào Nội yêu cầu nhà vua xuất cung. Hữu quân Hồ Văn Hiển phò giá, đưa Hoàng gia ra cửa tây nam. Từ Dũ thái hậu ủy Tường ở lại lo việc giảng hòa, Thuyết chạy kịp theo, còn chừng trăm người.

18 tháng 2 2016

     Hà Anh Tuấn : Công nhận bạn giỏi đánh máy thật

20 tháng 6 2017

SGK 11 trang 125 – Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ.

Chọn đáp án C.

15 tháng 12 2021

C nhé
 *nghĩ vậy*

15 tháng 12 2021

giúp mình với

31 tháng 3 2023

Tham Khảo 
Câu 1 

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại. 
Câu 2 
 - Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là vì:
+ Thời gian kéo dài nhất 10 năm (1885 -1896). 
+ Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ, chia thành 15 thứ quân. 
+ Phương thức tác chiến:tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt...

22 tháng 12 2021

 Đồn Mang Cá, toà Khâm sứ

22 tháng 12 2021

Đồn Mang Cá, toà Khâm sứ

26 tháng 12 2017

Vì nó thích thì nó đánh thôi.

26 tháng 12 2017

 Hiệp Đốc quân vụ Đại thần- Thượng thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết (1839-1913), người chỉ huy cuộc tấn công vào Tòa Khâm sứ Pháp tại kinh thành Huế, tháng 7/1885.

“Chủ chiến” lúc bấy giờ chính là thái độ có trách nhiệm đối với chủ quyền dân tộc. Xuất phát từ động cơ yêu nước, Tôn Thất Thuyết và phái “Chủ chiến” đã tiến hành hàng loạt các hành động chống Pháp: cùng Hoàng Kế Viêm phối hợp với quân Cờ Đen Lưu Vĩnh phúc phục binh giết chết võ quan Pháp Francis Garnier; phản đối Hiệp ước Harmand; chuẩn bị lực lượng chống Pháp sau Hiệp ước Patơnốt…đặc biệt là cuộc tấn công vào Tòa Khâm sứ Pháp (5/7/1885), được coi là sự vùng dậy cuối cùng của Vương triều Nguyễn…

Trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, Tôn Thất Thuyết là đối tượng thanh toán hàng đầu của quân Pháp. Ngày 22/5/1885, Freycinet, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp đại diện cho Khâm sứ Huế đã nói: “Không thể không trừng phạt hành vi của viên Thượng thư Bộ Binh nước Nam”. Trước tình thế bị thực dân Pháp muốn loại bỏ, Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay sớm giành thế chủ động bằng cách tấn công vào Tòa Khâm sứ Pháp.

Ngày 4/7/1885 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá, là hai địa điểm đóng quân của địch. Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo: một đạo do em trai ông là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm vượt sông Hương sang hợp với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp lý đánh úp tòa Khâm sứ. Ngay trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binh của triều đình để nổ súng tấn công. Pháo binh ở phía Đông nam kinh thành Huế cũng phối hợp yểm trợ. Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông sẽ chỉ huy đánh vào trấn Bình Đài nhằm diệt quân tiếp viện. Ông cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long để đánh úp Đại tá Pemot( Chỉ huy đồn Mang Cá) và thuộc hạ. Đội quân thứ ba, đóng ở phía sau Đại nội để vừa trợ chiến vừa dự bị.

Đêm ngày mùng 4, rạng sáng 5/7/1885, quân Pháp đang khao thưởng quân đội, thì quân Tôn Thất Thuyết bắn một phát đại bác để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, đồng thời cánh quân của Tôn Thất Lệ đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm sứ Pháp.

Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn thủ thế tới sáng, trong khi đó đại bác quân Nguyễn đã bắn sập mái nhà và lầu Khâm sứ, đồn Mang Cá thì bị phóng hỏa, quân sĩ hò reo và nã súng… nhiều trại lính, chuồng ngựa bị thiêu cháy. Quân Nguyễn tràn vào chiếm Tòa, gặp sự chống cự của trung úy Boucher và một số quân Pháp…nhưng, do thiếu cảnh giác, quân Pháp chết khá nhiều. Vì đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ cách nhau 2.500m và ngăn cách bằng sông Hương nên quân Pháp không thể cứu viện lẫn nhau.

Khi mặt trời mọc, quân Pháp phản công, họ huy động súng, pháo hạm Javelin…bắn hạ rất nhiều quân Nguyễn, phá hủy nhiều cung điện và Hoàng thành. Pháp chia quân làm 3 cánh tiến vào kinh thành, lần lượt chiếm các vị trí then chốt: Đại Nội, vườn Thượng Uyển và cửa Hiển Nhơn. Bị tấn công bất ngờ, quân Nguyễn anh dũng chống cự, hạ gục thiếu úy Pellicot, sử dụng các vọng lâu làm pháo đài, gây cháy nổ và làm nhiều quân Pháp bị thương. Bên phía Tòa sứ, đoàn quân của Cheroute cũng bị chặn lại, một số sĩ quan Pháp bị tiêu diệt. Tuy nhiên, quân Pháp vẫn tiến được vào thành. Quân triều đình đã không giữ nổi thành trước sự phản công của quân Pháp. Các đạo quân Nguyễn tháo chạy ra cửa Đông Ba, nhưng bị bao vây, 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống vì súng đạn, giẫm đạp khi cố vượt khỏi thành. Quân Pháp chiếm thành, hạ cờ triều đình Huế, treo cờ tam đài lên kỳ đài. Họ tiến hành cướp bóc, giết chóc, rồi đốt phá, vùi lấp các thi hài quân và dân tham gia cuộc chiến...

Kết thúc trận đánh ngày 5/7/1885, thất bại hoàn toàn thuộc về triều đình Huế. Quân Nguyễn hi sinh tới 1.200 – 1.500 người, trong khi quân Pháp mất 16 người và 80 bị thương. Quân Pháp đã chiếm được kho vũ khí, quốc khố, khí giới, lương thực…Mặc dù, quân Nguyễn đã có sự chuẩn bị cẩn thận trong việc tấn công, nhưng những hạn chế về truyền tin, vũ khí yếu kém (sức công phá thấp, không bắn được tầm xa..) nên gặp phải thất bại. Trước cục diện đó, vua Hàm Nghi đã kịp xuất cung, Tôn Thất Thuyết đưa vua chạy ra Tân Sở trong sự truy nã của quân Pháp. Tại Kinh thành, Hoàng Thái hậu Từ Dũ, và Đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường ở lại giảng hòa với quân Pháp.

Cuộc phản công của nhóm “Chủ chiến” triều đình Huế năm 1885 là sự vùng dậy cuối cùng của triều đình Nguyễn. Biến cố thất thủ kinh đô (5/7/1885) là một trang sử đẫm máu trong nhân dân Huế, tồn tại trong ký ức dân gian, lễ cúng cô hồn…đồng thời  cũng bắt đầu một giai đoạn mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với các phong trào Cần Vương, Văn thân.

Vì sao gọi là phong trào cần vương?
A. "chiếu cần vương" kêu gọi các vân thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước
B. phong trào cần vương kéo dài đến TK XX
C. ngày 13/7/1885, tôn thất thuyết ra "chiếu cần vương"
D. tôn thất thuyết theo lệnh triều đình ra chiếu cần vương

Hiệp Đốc quân vụ Đại thần - Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết (1839 -1913), người chỉ huy cuộc tấn công vào tòa Khâm sứ Pháp tại kinh thành Huế, tháng 7/1885. Tình hình đó đã làm cho bọn cầm quyền Pháp lo ngại và cảnh giác đề phòng. Chúng thấy đã đến lúc cần phải loại bỏ phái chủ chiến trong triều.

9 tháng 11 2021

em học lớp 4 nhưng em bít là vua hàm nghi