Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào :- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào :
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
(Trích “Chuyện người con gái Nam Xương”)
Câu 1(0,5đ). Hãy cho biết tác giả và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2(0,5đ): Xét theo cấu tạo, câu: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” thuộc kiểu câu gì? Tại sao?
Câu 3 (1đ): Có bạn cho rằng kết thúc truyện này vừa có hậu nhưng lại vừa mang tính bi kịch. Em có đồng ý không? Tại sao?
Câu 4 (1,5đ): Hãy viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương qua câu nói của nàng “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”
Phần II. (6,5 điểm). Cho câu thơ “Xót người tựa cửa hôm mai”
Câu 1 (1,0đ). Hãy chép theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ và cho biết nội dung của đoạn thơ vừa chép.
Câu 2 (0,5đ). Hãy tìm và giải thích nghĩa của 1 thành ngữ có trong những câu thơ em vừa chép.
Câu 3 (1,0đ). Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ vừa chép.
Câu 4 (3,5đ). Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 10 - 12 câu để làm rõ vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích rõ).
Câu 5 (0,5đ). Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích trên cũng là vẻ đẹp của một nhân vật phụ nữ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Hãy cho biết tên của nhân vật và tên tác phẩm có sự xuất hiện của nhân vật phụ nữ ấy.
Cái kết của truyện không là cái kết có hậu bởi lẽ Vũ Nương không được sống cuộc đời hạnh phúc dù nàng là người tiết hạnh, đoan chính. Chi tiết Vũ Nương trở về khi Trương Sinh lập đàn giải oan là sự an ủi phần nào đối với người mệnh bạc như nàng.