K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2018

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người". Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.

13 tháng 11 2019

Đáp án: D

13 tháng 2 2022

tất cả

 

 

 

15 tháng 11 2017

- Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.

- Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”

→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.

4 tháng 2 2018

Đáp án: C

4 tháng 5 2018

Lòng yêu mến những con người sống xung quanh ta
Lòng yêu mến cảnh vật tươi đẹp xung quanh
Lòng tự thương chính bản thân mình
Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài.


Chúc bn hk tốt !

4 tháng 5 2018

Theo Hoài Thanh thì nguồng gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương.mà cụ thể là lòng thương người, thương muôn vật, muôn loài.
Quan niệm đó đúng nhưng chưa đủ bởi vì nó còn xuất phát từ:
-Từ cuộc sống lao động: vd những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động, sản xuất
-Từ thực tế đấu tranh, kháng chiến:những ngôi sao xa xôi,bài thơ về tiểu đội xe không kính
-Từ trò chơi sân khấu dân gian:quan âm Thị Kính
=>Chúng bổ sung cho nhau tạo ý nghĩa hoàn chỉnh.

Nhầm rồi chị ơi, đề là Chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh trong văn bản "Ý nghĩa văn chương " "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài " chứ không phải là chứng minh ''Văn chương là tiếng nói điệu đồng đi tìm những tâm hồn đồng điệu.'' Chị xem kĩ đề ạ!

Cậu có thể tham khảo dàn bài của tớ!

Mở đoạn:

-Giới thiệu về Hoài Thanh, nguồn gốc của câu văn.

Thân đoạn:

-Giải thích nghĩa của ''Văn chương''.

-Nêu ra các lí luận, luận điểm, dẫn chứng. Ví dụ: Bánh Trôi Nước, Mùa xuân chín,...

Kết đoạn:

-Khẳng định lại nhận định của Hoài Thanh.

15 tháng 5 2021

em biết anh oi

15 tháng 5 2021

anh hãy tìm ra phần quan trọng của phần đầu tiên trước đã sau đó anh đọc hiểu phần cuối cùng và tìm ra cách giải ạ .môn học này hiện là môn chuyên của trương em nó gồm có 4 bước giải và 5 cách làm đơn giản ạ anh ko tin có thể liên hệ đến số đt này ạ 0978675456 đây là số chị em ạ chị ấy hiện là giáo viên lớp 7 và là giào viên giỏi cấp quốc gia ạ/thân ái chào tạm biệt

13 tháng 9 2021

Tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình yêu thương con người được tác giả gửi gắm trong tác phẩm văn học (tình cảm nhân đạo).

– Trích dẫn ý kiến.

– Khẳng định qua bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương).

Thân bài:

Giải thích ý kiến:

– Hoài Thanh đã bàn về vấn đề quan trọng , bản chất của văn chương. “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài…”. Lòng thương người, thậm chí thương muôn vật muôn loài là tình cảm rộng lớn, cao cả mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

– Giá trị nhân đạo là phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính. Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: Lòng yêu thương, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, số phận bất hạnh; lên án, tố cáo những thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý của con người; nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.

-> Bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi – một đặc sản của dân tộc, Hồ Xuân Hương đã gửi tấm lòng, tâm sự của một nữ sĩ luôn đấu tranh, bênh vực cho quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Bởi vậy, tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương con người, ngời sang niềm tin trân trọng với con người, trước hết là với người phụ nữ.

     2. Chứng minh.

* Luận điểm 1:  Bài thơ đã khẳng định, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ.

– Vẻ đẹp hình thức:

“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi. Nhưng nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc của người phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong câu thơ đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu.

– Vẻ đẹp tâm hồn:

“ Bảy nổi ba chìm với nước non

                                Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                               Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Mặc dầu cuộc đời long đong vất vả, bị phụ thuộc, nhưng những người phụ nữ Việt Nam đã vượt lên, thách thức và chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận, để gữi vững phẩm chất, đạo đức, tấm lòng nhân hậu, thủy chung với cuộc đời, với con người.

* Luận điểm 2: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho số phận người phụ nữ gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời.

                                        “ Bảy nổi ba chìm với nước non”

–  Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ “Bảy  nổi ba chìm” một cách sáng tạo trong câu thơ để nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả của người phụ nữ. Cụm từ “với nước non” nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi vất vả ấy. Từ “với” đi liền cùng hình ảnh “nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác là vì chồng, vì con và vì cả mọi người, cả non sông đất nước. Một cuộc đời hi sinh, vị tha như thế thật cao cả và thật đáng cảm  thương, trân trọng.

– Không chỉ có số phận chìm nổi, long đong, người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn bị lệ thuộc. Câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, không được tự quyết định tương lai, hạnh phúc của người phụ nữ.

* Luận điểm 3: Qua bài thơ, tác giả đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người.

– Xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên thân phận người phụ nữ bị coi rẻ. Xã hội đã tước đi quyền sống, thậm chí quyền làm người của phụ nữ, bắt họ phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, trói buộc họ vào đạo “ Tam tòng”. Câu thơ “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ”, đặc biệt hai từ “ rắn”, “ nát” đọc lên nghe thật tội nghiệp. Thân phận người phụ nữ bị coi như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất.

* Luận điểm 4: Bài thơ còn thể hiện sự trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ.

– Ẩn sau lời chiếc bánh trôi tâm sự về mình, người đọc có thể cảm nhận được đó chính là bản lĩnh của người phụ nữ: Họ khẳng định vẻ đẹp, giá trị của mình trong cuộc đời. Cho dù cuộc đời nhiều bất công với họ nhưng họ luôn khát vọng vượt lên, chiến thắng số phận, khẳng định quyền sống, vẻ đẹp, phẩm giá, tấm lòng thủy chung son sắt của mình trong xã hội  :“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

      3. Đánh giá:

– Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học : Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

– Bài thơ “ Bánh trôi nước” mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người.

– Hồ Xuân Hương xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩa luôn đấu tranh cho quyền sống của con người mà trước hết là người phụ nữ.

III. Kết bài:

+ Khẳng định lại ý kiến và giá trị của bài thơ.

+ Liên hệ mở rộng.