Viết một đoạn văn 12 câu, diễn tả cảm nhận của em về hình tượng “trăng” trong khổ thơ vừa chép. Đoạn thơ có sử dụng câu bị động và thành phần phụ chú.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ cuối kết tinh đạo lý, sự độc đáo và thể hiện tư tưởng sâu sắc của tác giả. “Trăng cứ trong vạnh vạnh” gợi lên sự trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên và chính là của quá khứ. Đối lập giữa hình ảnh ánh trăng là hình ảnh con người “vô tình” trong cuộc đối mặt không lời. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về cái nhìn nghiêm khắc, nhưng có phần bao dung để nhân vật người lính tự soi chiếu vào chính bản thân mình, nhận ra lỗi sai. Sự im lặng dẫn tới cái “giật mình” thức tỉnh của người lính. Con người giật mình chính là cái giật mình thức tỉnh của lương tâm trong sạch, nhân cách tốt đẹp. Giật mình để không quên lãng quá khứ, không đánh mất và thơ ở với quá khứ. Hình ảnh ánh trăng lúc này có giá trị khái quát, nhắc nhở chân thành về lẽ sống ân tình, thủy chung.
Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và trân trọng từng phút giây được sống của mình qua khổ thơ đầu tiên:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"
Bốn câu thơ đầu được nhà thơ Thanh Hải khắc họa hiện lên thật tươi đẹp . Từ "Mọc" được đảo lên đầu câu thơ cho thấy một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của bông hoa. Những hình ảnh "dòng sông xanh, bông hoa tím biếc" chính là những hình ảnh của bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống tươi đẹp. Nhà thơ như đang đứng trước bức tranh thiên nhiên trong tưởng tượng ấy của mình, nghĩ về những điều tươi đẹp của cuộc sống. Bức tranh được nhà thơ Thanh Hải vẽ ra không chỉ có màu sắc mà còn có âm thanh tiếng chim chiền chiện. Từ cảm thán "Ơi" và câu hỏi như trách yêu của nhà thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của bức tranh tư tưởng trong tâm hồn nhà thơ. Bức tranh tâm tưởng trong tâm trí nhà thơ có đủ cả màu sắc, hình ảnh và âm thanh. Ta có thể thấy đó là một trỗi dậy mãnh liệt của một tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống luôn thường trực. Đó là sự khát khao, yêu thương cuộc sống, yêu những vẻ đẹp của cuộc sống. Hình ảnh hoa và chim còn xuất hiện ở khổ thơ thứ tư trong bài thơ, như chứa đựng những khát vọng cao đẹp của nhà thơ được cống hiến cho cuộc sống. Hai câu thơ cuối "Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng" cho thấy một thái độ trân trọng, nâng niu từng điều, từng phút giây quý báu của nhà thơ. Hình ảnh "giọt" ở đây có thể là từng khoảnh khắc trôi qua, từng phút giây trôi qua. Hành động "hứng" của nhà thơ cho thấy thái độ trân trọng, nâng niu và khát vọng gìn giữ những điều tốt đẹp đang trôi qua trong tâm tưởng nhà thơ. Ta có thể liên tưởng đến bài thơ "Một khúc ca xuân" của nhà thơ Tố Hữu cũng có nội dung tương tự "Nếu là con chim, chiếc lá/Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không có trả/Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Tóm lại, khổ thơ đầu trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên và bức tranh mùa xuân - mùa xuân của thiên nhiên xứ Huế mông mơ , hiện lên thật tươi đẹp.
Thành phần phụ chú :mùa xuân của thiên nhiên xứ Huế mông mơ
Câu bị động : Bốn câu thơ đầu được nhà thơ Thanh Hải khắc họa hiện lên thật tươi đẹp .
Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
- Khổ thơ 1: Cảnh ra khơi trong buổi chiều hoàng hôn huy hoàng, tráng lệ và giàu sức sống.
Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửa+ Điểm nhìn của nhà thơ: giữa biển khơi bao la.
+ Tác giả cảm nhận độc đáo về hình ảnh mặt trời qua biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc khiến cảnh biển vào đêm đẹp, kì vĩ, tráng lệ như thần thoại, nhưng gần gũi, thân quen.
+ Câu thơ khiến ta hình dung cả đoàn thuyền chứ không phải con thuyền đơn độc ra khơi.
+ Từ “lại” diễn tả công việc lao động thường ngày, nhịp lao động trở nên tuần hoàn.
+ “Câu hát căng buồm với gió khơi”: khí thế lao động phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền cũng như sức mạnh lao động làm chủ cuộc đời và biển khơi.
- Phân tích khổ thơ thứ 2:
+ Gợi sự giàu có của biển cả: cá bạc, đoàn thoi.
+ Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, nên thơ.
+ Hình ảnh nhân hóa “dệt” thể hiện sự giàu có.
+ Từ “ta” đầy hào hứng, tự hào không còn cái “tôi” nhỏ bé đơn độc, u buồn nữa.
→ Sự giàu có trù phú của biển cả hứa hẹn ngày ra khơi nhiều thành quả.
Hình ảnh nói quá “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng”.
+ Con thuyền lúc này có gió là người cầm lái, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện.
+ Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài.
→ Tầm vóc của con người và đoàn thuyền được nâng lên, hòa nhập với tự nhiên và vũ trụ rộng lớn, kì vĩ.
Con người không còn cảm giác nhỏ bé, lẻ loi, yếu ớt nữa mà trở nên hào hứng, vui tươi trong lao động làm nên sự đổi mới của cuộc đời.
Khổ thơ cuối kết tinh đạo lý, sự độc đáo và thể hiện tư tưởng sâu sắc của tác giả. “Trăng cứ trong vạnh vạnh” gợi lên sự trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên và chính là của quá khứ. Đối lập giữa hình ảnh ánh trăng là hình ảnh con người “vô tình” trong cuộc đối mặt không lời. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về cái nhìn nghiêm khắc, nhưng có phần bao dung để nhân vật người lính tự soi chiếu vào chính bản thân mình, nhận ra lỗi sai. Sự im lặng dẫn tới cái “giật mình” thức tỉnh của người lính. Con người giật mình chính là cái giật mình thức tỉnh cảu lương tâm trong sạch, nhân cách tốt đẹp. Giật mình để không quên lãng quá khứ, không đánh mất và thơ ở với quá khứ. Hình ảnh ánh trăng lúc này có giá trị khái quát, nhắc nhở chân thành về lẽ sống ân tình, thủy chung.