Dựa vào Bài 24 (Ý nghĩa văn chương) , kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học đã có, hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương (có dẫn chứng kèm theo).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói
- Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung
Tham khảo thôi em nhé: Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó.
Chúc em học tốt
tham khảo
c1:Luận điểm chính: Ý nghĩa và công dụng của văn chương
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng; văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.
Phương pháp lập luận: Giải thích (kết hợp với bình luận)
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
gây cho ta tình cảm ta chưa có: chúng ta sống ở vùng thôn quê yên bình và hạnh phúc , từ l;úc cha sinh mẹ đẻ tới giờ chúng ta luôn cảm thấy cuộc sống nhipk nhàng trôi và chưa cảm nhận được dư vị của sự trải nghiêm. thế nhưng khi đọc song bài vượt thác của võ quảng, chúng ta được biết đến với một anh hùng nơi sông thác và sự kiên trì , mạnh mẽ dường nào. và cũng từ đó mà chúng ta yêu quý thêm những con người lao động và biết thêm về họ
luyện cho ta tình cảm ta sẵn có: chúng ta lớn lên đã biết tình mẹ thật vĩ đại và cao cả. thế nhưng khi đọc song bài mẹ tôi, chúng ta lại thấy yêu thương hơn người mẹ đã sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì chúng ta. hiểu thêm về mẹ. yêu thêm . đó chính là tc mà văn chương bồi đắp cho ta
chị bảo em nè: riêng với bài này em tách 2 ý ra maf cm, lấy ví dụ không nhất thiết phải theo chị nha. chị hơn em một lớp thui nên chị vẫn nhớ kiến thức lớp 7 lắm em à
Tham khảo nha em:
Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Lớn lên, chúng ta được học những bài thơ, những chuyện ngắn, được đọc những cuốn tiểu thuyết dài...Cổ tích, ca dao, những bài thơ, những tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Trong bài ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh có viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy điều đó có nghĩa là thế nào? Điều đó được thể hiện qua những áng văn chương ra sao?
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã bàn luận, đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương. Trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung.
Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, ta hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Như vậy, văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống.
Qua văn chương, ta hiểu được cuộc sống. Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích, ta thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Đọc câu thơ của Bác Hồ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa” (cảnh khuya), ta thấy câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, gợi cảm, tuyệt đẹp. Hay đọc bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương, ta thấy hiện ra cuộc sống muôn hình vạn trạng như Hoài Thanh đã nói mỗi nhà văn, nhà thơ là những người sáng tạo, tìm tòi và thể hiện cuộc sống theo một cách tự nhiên tuỳ thuộc vào vốn sống, tài năng và tâm hồn của họ mà tâm hồn của con người lại bao la vô tận cho nên “văn chương còn sáng tạo sự sống” điều ấy nghĩa là ? có thể hiểu là qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể cuộc sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. Qua việc ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong Sài Gòn tôi yêu, nhà văn Minh Hương mong muốn mọi người đều yêu Sài Gòn như ông. Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm được nhiều điều tốt đẹp, yêu Sài Gòn mọi người sẽ góp phần tích cực giữ gìn và xây dựng một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yêu hơn. Cũng như vậy, qua sự sáng tạo ra một thế giới loài vật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết hoà bình. Thế giới ấy chính là khát vọng của loài người, loài người đã và đang góp sức, chung tay để biến nó thành hiện thực. Đọc truyện chia tay của những con búp bê, của Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ. Ta cũng ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.
Bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.
Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.
Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời...
Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.
Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.
Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh.
Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “…gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần.