Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
- Nhu cầu du lịch sinh thái của du khách (trong và ngoài nước) ngày càng lớn.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.
- Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú như: các dạng địa hình cácxtơ độc đáo với nhiều hang động đẹp, hệ thống các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các bãi biển đẹp, suối nước nóng,...
Tạo việc làm, cải thiện đời sông nhân dân, tăng nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
HƯỚNG DẪN
a) Thuận lợi về vị trí địa lí
− Nằm sát Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề Đông Nam Bộ, giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
− Vùng có vị trí quan trọng về quốc phòng, xây dựng kinh tế, môi trường.
b) Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú
− Địa hình, đất đai
+ Địa hình cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).
+ Đất (đặc biệt là đất badan, rộng gần 1,4 triệu ha) thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp trên quy mô lớn.
− Nguồn nước: tiềm năng thủy điện lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng của cả nước), thác nước với các cảnh quan đẹp phục vụ du lịch.
− Rừng, động vật;
+ Diện tích lớn, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn;
+ Động vật rừng nhiều loại.
− Khoáng sản (bôxit).
− Khí hậu: cận Xích đạo, nhiệt lượng cao quanh năm.
c) Dân cư
− Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
− Nhiều dân tộc; mỗi dân tộc có truyền thống, phong tục, tập quán, kinh nghiệm sản xuất riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa, kinh tế.
d) Xây dựng được một số cơ sở kinh tế quan trọng
− Công nghiệp: các nhà máy thủy điện công suất lớn (Yali, Đa Nhim và hàng loạt các nhà máy khác); các cơ sở chế biến (cà phê, chè…).
− Nông nghiệp: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, các cơ sở khác.
− Các ngành kinh tế khác: du lịch (trung tâm Đà Lạt), giao thông.
a) Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do những nguyên nhân sau
-Hai vùng đều có nhiều đồng cỏ phát triển trên các vùng địa hình núi, cao nguyên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò
-Khí hậu
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu
+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò
-Nhu cầu sản phẩm thịt, sữa (bò, trâu) ở các vùng lân cận (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,...) và trong cả nước lớn
-Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò)
b) Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?
-Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, vì trâu khỏe hơn, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Trâu ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng
-Ngược lại, ở Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp với điều kiện khí hậu khô, nóng ở đây.
Gợi ý làm bài
Hà Nội trở thành trung tâm du lịch thuộc loại lớn nhất nước ta là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
a)Vị trí địa lí thuận lợi
-Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc. Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
*Tài nguyên tự nhiên
-Có các hồ đẹp: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,...
-Một số danh lam, thắng cảnh.
*Ở lân cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng
-Theo quốc lộ 1: vườn quốc gia Cúc Phương, động Hoa Lư, Bích Động (Ninh Bình).
-Theo quốc lộ 2: hồ Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng (Phú Thọ).
-Theo quốc lộ 3: hồ Núi Cốc (Thái Nguyên).
-Theo quốc lộ 5: Hải Phòng, Hạ Long. Bái Tử Long.
-Theo quốc lộ 6: thuỷ điện Hoà Bình (Hoà Bình).
b)Cơ sờ hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch vào loại tốt nhất của cả nước
*Cơ sở hạ tầng
-Hệ thống giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi khắp các miền của đất nước và các nước trên thế giới. Có sân bay quốc tế lớn Nội Bài.
-Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc (tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch: đường ô tô, đường sắt, đường hàng không, đường sông).
-Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
*Cơ sơ vật chất - kĩ thuật
-Cơ sở lưu trú: có nhiều sạn vơi quy mô lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là các khách sạn 5 sao (Deavvoo, Nikko, Horison, Hilton. Melia, Sheraton, Solilcl, Metropol,...).
-Có nhiều công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi ttiếng trên thế giơi.
-Đội ngũ lao động tham gia họat động du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá cao.
c)Những nguyên nhân khác
-Chủ trương của thành phố: coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn.
-Thu hút nhiều đầu tư trong nước và quốc tế,...
Hà Nội trở thành trung tâm du lịch thuộc loại lớn nhất nước ta là do những nguyên nhân chủ yếu sau :
a) Vị trí địa lí thuận lợi
- Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc
+ Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)
+ Nằm trong trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, địa bàn tăng trưởng kinh tế Bắc bọ
- Vị trí thủ đô :
+ Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả nước.
+ Có sức hút đối với du khách
b) Tài nguyên du lịch của Hà Nội rất phong phú và đa dạng
* Tài nguyên nhân văn
- Đây là nơi hình thành nhà nước Âu Lạc, là thủ đô của nước ta từ năm 1010 vào thời Lí ( khi đó có tên là Thăng Long)
- Hà Nội là mảnh đất địa linh nhân kiêt, tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, với mật độ các di tích vào loại hàng đầy của cả nước. Các di tích tiêu biểu là : Văn Miếu- Quốc Tử Giám, thành Cổ Loa, Thăng Long, Hồ Gươm, chùa Một Cột, gò Đống Đa, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội, các đền chùa,..
- Tập trung nhiều lễ hội, nhất là vào mùa xuân
- Có nhiều làng nghề truyền thống : gốm, sứ (Bát Tràng), lụa (Vạn Phúc), vàng (Định công), đúc đồng (Ngũ Xẫ),..
- Có nhiều đặc sản nổi tiếng : Phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, rượu Kẻ Mơ (Hoàng Mai), bánh cuốn (Thanh Trì), cốm làng Vòng (Cầu Giấy), chả cá (Lã Vọng)
* Tài nguyên tự nhiên
- Có các hồ đẹp : Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,
- Một số danh lam thắng cảnh
* Ở lân cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng
- Theo quốc lộ 1 : Vườn quốc gia Cúc Phương, động Hoa Lư, Bích Động (Ninh Bình)
- Theo quốc lộ 2 : Hồ Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng ( Phú Thọ)
- Theo quốc lộ 3 : Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)
- Theo quốc lộ 5 : Hải Phòng, Hạ Long, Bái Tử Long
- Theo quốc lộ 6 : thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình)
c) Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch vào loại tốt nhất cả nước
* Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi khắp các miền đất nước và các nưóc trên thế giới. Có sân bay quốc tế Nội Bài
- Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc (tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch : đường oto, đường sắt, đường hàng không, đường sông,..)
- Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo
* Cơ sở vật chất - kỹ thuật
- Cơ sở lưu trú : có nhiều khách sạn quy mô lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là các khách sạn 5 sao (Deawoo, Nikko, Horison, Hilton, Melia, Sheraton, Sofitel, Metropol,..)
- Có nhiều công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi tiếng trên thế giới.
- Đôi ngũ lao động tham gia hoạt động du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao
d) Những nguyên nhân khác
- Chủ trương của thành phố : coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn
- Thu hút nhiều đầu tư trong nước và quốc tế
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
− Đều có tiềm năng thủy điện lớn.
− Đã và đang xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn, nhỏ để khai thác thế mạnh thủy điện.
− Thủy điện có ý nghĩa nhiều mặt về cung cấp điện năng, thủy lợi, thủy sản và du lịch.
− Quan tâm đến các tác động của thủy điện đến tài nguyên, môi trường.
b) Khác nhau
− Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
+ Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện:
· Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920MW), Nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW), Thủy điện Lai Châu trên sông Đà, Thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (342MW).
· Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.
+ Việc phát triển nhà máy thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ cở nguồn điện rẻ và dồi dào.
+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.
− Tây Nguyên
+ Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai…
+ Một loạt các nhà máy đã và đang được xây dựng trên các sông:
· Thủy điện Đa Nhim (160MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H’linh (12MW) trên sông Xê Pôk; Thủy điện Yaly (720MW) trên sông Xê Xan.
· Các nhà máy thủy điện khác đang được xây dựng trên sông Xê Xan như Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê San 4 (ở phía hạ lưu của Thủy điện Yaly và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly), khi hoàn thành thì hệ thống sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất khoảng 1500MW.
· Trên sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là Thủy điện Buôn Kuôp (280MW), thủy điện Xrê Pôk (137MW)…
· Trên hệ thống sông Đồng Nai các công trình thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW) và Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng.
+ Các công trình thủy điện của vùng sẽ giúp cho các ngành công nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển; các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.
HƯỚNG DẪN
a) Thế mạnh
- Địa hình: Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.
+ Địa hình cacxtơ với hơn 200 hang động đẹp, có các Di sản Thiên nhiên Thế giới nổi tiếng: vịnh Hạ Long, động Phong Nha.
+ 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có nhiều bãi tắm rộng, đẹp.
- Khí hậu đa dạng, phân hoá tạo thuận lợi cho phát triển du lịch khắp mọi miền đất nước quanh năm.
- Tài nguyên nước
+ Nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể; các hồ nhân tạo: Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà...) trở thành các điểm tham quan du lịch.
+ Nguồn nước khoáng thiên nhiên, nước nóng có ở nhiều nơi thu hút du lịch.
- Tài nguyên sinh-vật
+ Có hơn 30 vườn quốc gia và nhiều khu dự trữ sinh quyển.
+ Nhiều động vật hoang dã, thuỷ hải sản...
b) Hạn chế
- Một số tài nguyên địa hình, nước, sinh vật... còn khó khăn trong khai thác, hoặc chi phí khai thác lớn.
- Một số tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường một số nơi bị ô nhiễm (biển, sông, hồ...).
- Khí hậu: Trong năm có những thời gian khí hậu khắc nghiệt, thiên tai (bão, lũ lụt...).
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
− Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, … (Mộc Châu, Sơn La, Pleiku, Đắk Lắk…).
− Đất đai: Nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, lương thực hoa màu…
− Khí hậu: Có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loài cây.
b) Khác nhau
− Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Đất: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ…), tạo điều kiện trồng nhiều loài cây.
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn…) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới…
+ Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La…) để phát triển chăn nuôi trấu, bò, ngựa, dê.
− Tây Nguyên
+ Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu…) trên quy mô lớn.
+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên…), khí hậu rất mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè…).
+ Một số nơi có đồng cỏ tạo điều kiện chăn nuôi bò…
*Khái quát: Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) nằm trên hệ thống các cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
*Đặc điểm phân bố dân cư
-Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân số thấp nhất so với cả nước, phổ biến từ 50 - 100 người/ k m 2
Giải thích: Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, các họat động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế,...
-Ngay trong vùng cũng có sự biểu hiện phân bố dân cư không đều với 5 cấp mật độ dân số khác nhau: cấp cao nhất lên tới từ 501 - 1.000 người/ k m 2 và thấp nhất là dưới 50 người/ k m 2
+Những nơi có mật độ đạt từ 201 - 500 người/ k m 2 và 500 - 1.000 người/ k m 2 như các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc và vùng phụ cận do đây là các đô thị, nơi có các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.
+Cấp mật độ từ 50 - 100 người/ k m 2 và 101 - 200 người/ k m 2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như ở thành phố Kon Turn và vùng ven các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,..
+Cấp mật độ dưới 50 người/ k m 2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, giao thông đi lại như các vùng biên giới với Lào và Cam-pu-chia, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên,.
Du lịch là thế mạnh của Tây Nguyên, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch
*Vị trí: giáp vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và giáp các nước Lào, Cam-pu-chia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các vùng trong nước và các nước trong khu vực và trên thế giới về du lịch
*Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú
-Tài nguyên du lịch tự nhiên
+Địa hình: cao nguyên badan xếp tầng với nhiều cảnh đẹp
+Khí hậu: mang tính chất cận xích, có sự phân hoá theo độ cao, tạo nhiều thuận lợi để phát triển du lịch
+Nước: sông suối (thung lũng tình yêu,...), hồ (hồ Xuân Hương, hồ Than Thở,...) thác nước (Camly, thác Datanla, thác Prenn,...)
+Sinh vật: có các vườn quốc gia: Chư Mom Ray (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng)
+Tây Nguyên có các thắng cảnh đẹp: Hồ Xuân Hương, Pleiku,... Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng
-Tài nguyên du lịch nhân văn
+Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo (lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, lễ hội đâm trâu,...) thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
+Có các di tích lịch sử cách mạng: nhà tù Buôn Ma Thuột, nhà tù Pleiku,..
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng phát triển (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...)
-Chính sách phát triển du lịch,..