trình bày sự thay đổi của thảm thực theo độ cao ,theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khí hậu còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng
- Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ:
+ Trong vùng núi An-pơ, từ chân lên đến đỉnh có 4 vành đai thực vật: rừng lá rộng lên cao đến 900m, rừng lá kim từ 900 - 2.200m, đồng cỏ từ 2.200 - 3.000m, tuyết ở trên 3.000m.
+ Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng.
- Nguyên nhân:
+ Từ chân lên đỉnh có các vành đai, do càng lên cao càng lạnh.
+ Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng, do ở sườn đón nắng có khí hậu ấm áp hơn.
Câu 1:
*Chèn thêm hàng:
Click chuột vào Table > Chọn Insert > Chọn Columns to the Left nếu bạn muốn thêm cột vào phía bên trái và Columns to the Right nếu bạn muốn thêm vào bên phải.
*Chèn thêm cột:
Table > Insert > Rows Above (nếu muốn thêm ở trên) hoặc Rows Below nếu muốn thêm ở dưới
Câu 3:
Cách bước điều chỉnh độ rộng cột:
Bước 1: Đưa con trỏ vào vạch ngăn cách bên phải của cột cần mở rộng.
Bước 2: Kéo thả sang phải để mở rộng hay sang trái để thu hẹp độ rộng cột.
Trả lời:
- Sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây.
- Sườn đông mưa nhiều vì chịu sự ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào.
- Sườn tây có mưa ít là do chịu sự tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở lên khô hạn.
Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn
+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²
+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²
- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.
- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau
+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB
Đoạn văn tham khảo:
Vấn đề rối loạn khí hậu toàn cầu là một vấn đề nan giải, đã và vẫn đang diễn ra từng ngày. Ngay ở nơi em sống, cũng có thể nhận thấy điều này. Quê hương em nằm ở dải đất miền Trung, nơi mà mùa đông thì lạnh tái tê, mùa hè thì gió Lào thổi. Năm 2020 mới đây, miền Trung đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 10 năm trở lại. Các căn nhà bị tàn phá, hoa màu hư hại, những người dân quê em vốn đã dễ chạnh lòng, tổn thương nay lại lâm vào cảnh tay trắng. Thật may vì người Việt tương thân, tương ái. Các cơn bão đi qua, miền Trung lại vực dậy sức sống. Em chỉ mong sao tất cả chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, để ngăn chặn được sự rối loạn khí hậu toàn cầu. Vì khi đó, người dân quê em sẽ bớt đi được những mối lo, vui sống nhiều hơn.
1. Nguyen nhan hậu quả ô nhiễm nguồn nuớc ở đới ôn hòa:
- Do khí thải của các nhà máy xí nghiệp và của các phương tiện giáo thông.
2. sự thích nghi của thực,động vật ở môi truờng hoang mạc và ở môi truờng đới lạnh:
*Môi trường hoang mạc:
- Thực vật:
+ Lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.
+ Dự trữ nước trong thân
+ Một số loài có bộ rễ dài để hút nước dưới sâu.
+ Rút ngắn thời kì sinh trưởng.
- Động vật:
+ Vùi mình trong cát hay hốc đá để tránh nắng, kiếm ăn vào ban đêm.
+ Có khả năng chịu đói khát, đi xa tim thức ăn nước uống.
+ Dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể.
* Môi trường đới lạnh:
- Thực vật:
+ Chủ yếu là rêu, địa y, cây bụi....
+ Còi cộc, thấp lùn.
+ Phát triển trong mùa hạ ngắn ngủi ở các thung lũng kín gió.
- Động vật:
+ Thích nghi với khí hậu nhờ lớp mỡ dày: hải cẩu, cá voi...
+ Thích nghi với khí hậu nhờ lớp lông dày: gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc ...
+ Thích nghi với khí hậu nhờ bộ lông ko thấm nước: chim cánh cụt...
+ Thích nghi với khí hậu nhờ sống thành bày đàn: hải mã, kỳ lân biển, bò xạ hương, ....
Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ:
- Thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C, ở độ cao trên 3000m của đỉnh núi An-pơ có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
=> Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao: rừng lá rộng -> rừng lá kim -> đồng cỏ -> tuyết.
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi.
+ Sườn núi đón gió ẩm và đón ánh nắng mặt trời có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn và phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng, khuất gió.