K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọcvà trả lời câu hỏi:NGƯỜI KHUYẾT TẬT VĨ ĐẠISte-phen Hốc-king sinh năm 1942 ởỐc-xphớt (Anh).Năm Hốc-king bước vào trường đại học học khoa Vật lí, anh bị mắc một chứng bệnh quáiác-bệnh rối loạn chức năng điều khiển của hệ thần kinh.Đến năm học thứ ba, Hốc-king đột nhiênnhận thấy mình trở nên vụng về, nắm giữ đồ vật rất khó khăn.Vào bệnh viện, sau một loạt các xét...
Đọc tiếp
Đọcvà trả lời câu hỏi:NGƯỜI KHUYẾT TẬT VĨ ĐẠISte-phen Hốc-king sinh năm 1942 ởỐc-xphớt (Anh).Năm Hốc-king bước vào trường đại học học khoa Vật lí, anh bị mắc một chứng bệnh quáiác-bệnh rối loạn chức năng điều khiển của hệ thần kinh.Đến năm học thứ ba, Hốc-king đột nhiênnhận thấy mình trở nên vụng về, nắm giữ đồ vật rất khó khăn.Vào bệnh viện, sau một loạt các xét nghiệm, các bác sĩ kết luận: anh mắc một bệnh khôngthuốc gì chữa khỏi và sẽ chết trong vài năm tới. Đó thật là một cú sốc đối với chàng thanh niên 21tuổi. Nằm cùng phòng bệnh với Hốc-king khi đó là một cậu bé 14 tuổi mắc chứng u não. Cậu bélịm đi từng ngày cho đến lúc chết, không tỉnh lại để nói một câu nào. Chứng kiến cảnh đó, Hốc-king thấy trên đời này vẫn còn những người bất hạnh hơn mình. Anh nghĩ: “Mình phải cứng rắnlên, phải cố sống, sống hạnh phúc, dù ngắn ngủi.” Kể từ đó,sau khi xuất viện, căn bệnh không khinào làm cho Hốc-king buồn chán. Chính ý chí và sự tự tin đó đã khiến anh đạt được kì tích phithường-được trao bằng danh dự hạng nhất về khoa học tự nhiên ở trường đại học chỉ sau 3 nămhọc tập.Sau khi tốt nghiệp hạng ưu ở trường đại học, Hốc-king nghiên cứu ở khoa Vũ trụ học, TrườngĐại học Kem-brít-sơ. Anh lấy được bằng tiến sĩ, trở thành phó giáo sư rồi giáo sư năm 1979.Cănbệnh hiếm gặp đã khiến Hốc-king không thể tự đi lại, tự nói, viết thậm chí cử động. Anh phải ngồitrên xe lăn. Mọi ý nghĩ trong đầu anh được truyền thành văn bản qua một máy tính đặt ngay trênchiếc xe tự hành. Thế mà anh vẫn nghiên cứu hệt như một người bình thường.Lĩnh vực mà Hốc-king tâm đắc mấy chục năm nay là những nguyên tắc điều khiểnhệ thốngcác thiên hà trên bầu trời. Nhờ những nghiên cứu mang tính chất đột phá về vũ trụ học, giáo sưHốc-king đã được trao 12 bằng danh dự cùng hàng chục huy chương, giải thưởng. Không chỉ làmột nhà khoa học lỗi lạc, ông còn có một gia đình hạnh phúc với người vợ tuyệt vời và ba đứa con.Giáo sư Hốc-king đã chiến thắng bệnh tật, vượt qua được thời hạn sống mà các bác sĩ đã dự đoán.Những gì ông đạt được thật là kì tích phi thường.(Theo báo Giáo dục và Thời đại)Câu1. Điều gìđã xảy đến với Hốc-king khi anh đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người?A. Hốc-king bị mắc một chứng bệnh quái ác, chưa có thuốc chữa.B. Hốc-king đã gặp phải một tai nạn nghiêm trọng khiến anh bị liệt toàn thân.C. Em trai của Hốc-king bị mắc bệnh unão khiến anh bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề.D. Hốc-king bị bỏng trong một trận hỏa hoạn.Câu2. Ban đầu Hốc-king đón nhận căn bệnh bằng thái độ như thế nào?A. Hốc-king đón nhận bằng thái độ bình tĩnh.B. Hốc-king cảm thấy đó là một cú sốc lớn đối vớimình.C. Hốc-king rơi vào hố sâu tuyệt vọng và ngay lập tức nghĩ đến cái chết.D. Hốc-king cảm thấy buồn bã và chán nản, không muốn tiếp xúc với bất kì ai.

Câu3. Tại sao sau khi xuất viện, căn bệnh lại không làm cho Hốc-king cảm thấy buồn khổnữa?A. Vì cácbác sĩ đã tìm ra phương pháp chữa trị đối với căn bệnh đó.B. Vì Hốc-king nhận ra trên đời này còn rất nhiều người bất hạnh hơn mình. Chính vì vậy, anh phảisống thật hạnh phúc và vui vẻ trong quãng thời gian còn lại.C. Vì căn bệnh quái ác ấy đã làm tê liệt hệ thần kinh, khiến đầu óc của anh không có khả năng nhậnthức như người bình thường được nữa.D. Vì cậu bé nằm cùng phòng bệnh đã được chữa trị khỏi bệnh, khiến choHốc-kingcó thêm niềmtin vào cuộc sống.Câu 4. Điều gì đã giúp Hốc-king vượt qua những khó khăn trở ngại của bệnh tật đạt đượcthành tích học tập vànghiên cứu đáng ngưỡng mộ?A.Đức tính tiết kiệm, tinh thần vượt khó.B. Lòng trung thực, thẳng thắnC.Ý chí nghị lực phi thường, lòng trung thực, thẳng thắnD.Tinh thần lạc quan, không đầu hàng số phận và ý chí, quyết tâm vươn lên mạnh mẽ, niềm saymênghiên cứu khoa học.Câu 5. Câu tục ngữ, thành ngữ nào phù hợp với nội dung của câu chuyện?A.Lá lànhđùm lá ráchB.Thương người như thể thương thânC.Có chí thì nênD.Ở hiền gặp lànhCâu 6.Qua câu chuyện này, em thấy Hốc-king là người như thế nào?A.Là người lạc quan, có ý chí, nghị lực phi thườngB.Là người say mê nghiên cứu khoa họcC.Là người suy nghĩ tiêu cực, thiếu nghị lực sốngD.Cả A và Bđềuđúng.Câu 7.Có bao nhiêu tính từ trong câu: “Mình phải cứng rắn lên, phải cố sống, sống hạnhphúc, dù ngắn ngủi.”?A. 2 tính từ.Đó là:Cứng rắn, hạnh phúc.B. 3 tính từ. Đó là:Cứng rắn, hạnh phúc, ngắn ngủi.C. 4 tính từ. Đó là:Mình, sống,hạnh phúc, ngắn ngủi.D.1tính từ. Đó là:hạnh phúc.Câu 8.Trong các từsau từnào nói lêný chí, nghị lực của conngười?A.Kiên cườngB.ChônggaiC. Gian nanD. Trở ngạiCâu 9.Trong các từsau từnàonêu lên thửtháchđối vớiý chí, nghị lực của con người?A.Quyết tâmB. Bền chíC. Kiên cườngD.Gian khổCâu 10:Xác địnhdanh từtrongcâu sau:Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.A. TrờiB.Đất, mùaC.Trời,đất, mùaD.ĐấtCâu 11:Xác địnhđộngtừtrongcâu sau:Đúng là quanh nămông chỉăn bánh mì suông.A.ănB. quanh nămC.ôngD.bánh mìCâu 12: Trong các từsau từnào là từghép:Sănbắn, đu đủ, muông thú, tươi tắn, tốt đẹp.A.Săn bắn, muông thúB.Đuđủ, tươi tắnC. Tốtđẹp, săn bắn, muông thúD.Tốtđẹp,đuđủ, tươi tắn

Câu 13.Khoanh vào trước chữcái có từviết sai lỗi chính tả.A.siêng năngB.trăm chỉC.trung thựcD.sức sốngCâu14.Chọnvần thích hợp điền vào chỗchấm:khai tr....A.ươngB.ươnC. ưnD. ưngCâu 15.“ Nghe xong câu chuyện Rùa và Thỏmà cô giáo kể, ai cũng tựnhủ: không bao giờđược lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.” là kết bài theo cách nào?A.Kết bài không mởrộng.B.Kết bài mởrộng và không mởrộng.C.Kết bài mởrộng.D.Cả3 đáp án trên đều đúng.
14
18 tháng 11 2021

nhìn ngán chả muốn làm tự làm ik bạn

18 tháng 11 2021

dài thế. Bn tóm tắt lại ik

Đọc ngữ liệu  và trả lời các câu hỏi bên dưới:Năm 1665, bệnh dịch hạch vô cùng nguy hiểm đã bùng nổ tại London nước Anh. Nhà bác học Newton khi ấy mới bước vào tuổi đôi mươi và đang là sinh viên của Trinity College thuộc Đại học Cambridge. Trường học của ông buộc phải đóng cửa, ông phải nghỉ học và sống cách ly trong một nông trại cách Cambridge gần 100km.Trong khoảng thời gian này, bằng sự tự học...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu  và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Năm 1665, bệnh dịch hạch vô cùng nguy hiểm đã bùng nổ tại London nước Anh. Nhà bác học Newton khi ấy mới bước vào tuổi đôi mươi và đang là sinh viên của Trinity College thuộc Đại học Cambridge. Trường học của ông buộc phải đóng cửa, ông phải nghỉ học và sống cách ly trong một nông trại cách Cambridge gần 100km.
Trong khoảng thời gian này, bằng sự tự học và tự nghiên cứu, ông đã khởi đầu một số công trình nghiên cứu mà theo đánh giá của các nhà chuyên môn là “làm thay đổi thế giới”.
Đầu tiên, ông hoàn thiện các vấn đề toán học đang nghiên cứu dở dang tại trường. Tiếp theo, Newton xin được một thấu kính và bắt đầu làm thí nghiệm ngay trong phòng ngủ. Ông khoét một cái lỗ trên cửa chớp, cho ánh sáng chiếu qua để bắt lấy chùm tia nhỏ nhất có thể. Chính từ đó, Newton bắt đầu xây dựng cho bản thân các tiên đề đầu tiên về quang hình học.
Năm 1666 hết dịch, Newton trở lại Cambridge với một năng lực tự học, tự nghiên cứu và vốn kiến thức phong phú. Chỉ trong vòng 6 tháng, ông đã vượt xa bạn bè đồng trang lứa và chỉ mất hai năm sau để trở thành giáo sư. Các thành tích ông đạt được đó là nhờ một phần rất lớn vào khoảng thời gian tự học và tự nghiên cứu khi phải cách ly tại nhà vì dịch bệnh.
1/ Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ? Nêu nội dung của văn bản ấy ?
2/ Theo tác giả, các thành tích mà Newton đạt được nhờ vào điều gì ?
3/ Xác định trạng ngữ có trong văn bản trên và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ ấy ?
4/ Trong bối cảnh đại dịch Covid đang diễn ra, việc học trực tuyến là tất yếu vậy trong thời gian ấy, em làm cách nào để rèn cho mình kỹ năng tự học như Newton
5/ Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 8 – 10 câu ) nêu suy nghĩ của em về những lợi ích của việc tự học đem lại cho mỗi người.

1
30 tháng 1 2022

a)PTBĐ:Tự sự

   ND: nói về cuộc đời học vấn của Newton

b)Theo tác giả thành tích của Newton đạt được nhờ vào sự chăm chỉ 

c)Trạng ngữ :"Trong khoảng thời gian ấy, bằng sự tự học và nghiên cứu"

   Ý nghĩa: nói lên tinh thần tự học của Newton

d)Trong thời gian ấy em sẽ đọc nhiều sách để tiếp thu kiến thức, tự giác làm bài để trau dồi kĩ năng

e) Theo em việc tự học đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Việc tự học là tiếp thu kiến thức trên tinh thần tự giác không cần ai giục hoặc nhắc nhở. Tự học sẽ đem lại nguồn kiến thức phong phú và bồi dưỡng thêm cho con người nhiều kinh nghiệm.Tự học sẽ phát huy tinh thần tự giác của mỗi người sẽ giúp người ta không sa ngã vào những cám dỗ của internet trong quá trình tự học.Tự học sẽ kích thích tinh thần sáng tạo và tìm tòi học hỏi của mỗi người.

5 tháng 5 2018

Đáp án D

Bố cô không bị bệnh nên con gái sinh ra chắc chắn không bị bệnh.

7 tháng 1 2019

30 học sinh chiếm:

25% - 20% = 5%

Đầu năm số học sinh bị mắc bệnh là:

(30 : 5%) x 25% = 150 (học sinh)

Đáp số:...

8 tháng 1 2019

30 học sinh chiếm số phần trăm là:

25% - 20% = 5%

Đầu năm số học sinh bị mắc bệnh là:

(30 : 5%) x 25% = 150 (học sinh)

Đ/s:....

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG               “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti– phen Guôn– đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư…         Những người mắc bệnh...
Đọc tiếp

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG

               “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti– phen Guôn– đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư… 

        Những người mắc bệnh giống ông đều biết rằng khoảng nửa trong số họ sẽ bị tử thần “rước đi” chỉ sau tám tháng nữa. Họ than vãn đầy tuyệt vọng: “Thế là hết, tôi chỉ còn tám tháng nữa thôi”. Nhưng Guôn-đơ thì khác, suy nghĩ của ông lúc đó là: “Chẳng phải ta còn tới 50% hi vọng đó sao?”

        Để có thể “gia nhập” vào nhóm người sống quá tám tháng, Guôn-đơ đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia miễn dịch học về phương thức chữa trị tốt nhất. Ông nhận được từ họ câu trả lời: “Trong cuộc chiến ung thư, yếu tố quan trọng nhất là tinh thần. Có được lòng tin ắt sẽ chiến thắng được mọi thứ!”

        Vậy là Xti-phen Guôn-đơ đã quyết tâm dùng ý chí chiến đấu với cặn bệnh quái ác ấy. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở đại học Ha-vớt. Ngoài ra, Guôn-đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực khoa học và tự nhiên và là Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn– đơ đã cùng những người công tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa các loài khác hẳn với những tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. “Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn” – tên công trình nghiên cứu của ông – có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khoa học sinh vật đương đại. Và sau này, những phát hiện mới, phong phú của ngành khảo cổ đã càng chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm tiến hóa có tính nhảy vọt của Xti-phen Guôn – đơ…

        Cuối cùng, sau khi hoàn thành tác phẩm nổi tiếng dày 1500 trang có tên “Kết cấu của lí luận tiến hóa”, Xti-phen Guôn - đơ – nhà sinh vật học uyên bác của thế giới, đã qua đời tại Niu Oóc ngày 20 - 5 - 2001, hưởng thọ 60 tuổi. Như vậy, ông đã không chỉ lọt vào danh sách những người “sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ là một tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.                                                                      (Theo Vũ Bội Tuyền)

  • Viest 1 đoạn nói lên suy nghĩ của em về Xti-phen Guôn-đơ
  • hãy giúp Xti-phen Guôn-đơ viết bản thảnh tích nghiên cứu khoa học
1
22 tháng 4 2018
Ai giúp đi tôi cũng đang cần
20 tháng 2 2016

Ta có sơ đồ:

5 %  => 30 học sinh

25% => ? học sinh

Ta thấy 25 gấp 5 lần 5 nên đầu năm có số em mắc bệnh là:

30 x 5 = 150 ( học sinh)

PHẦN 2: ĐỌC HIỂU Dựa vào nội dung các bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện yêu cầu sau: DE 1 Mẹ hãnh diện vì con Từ khi Lộc trở thành sinh viên năm nhất của một trường đại học cũng là lúc bệnh của mẹ ngày một nặng hơn. Để kéo dài thêm sự sống, bác sĩ cho biết mẹ Lộc phải được ghép gan. Nghe vậy, Lộc đã dũng cảm xin được...
Đọc tiếp

PHẦN 2: ĐỌC HIỂU Dựa vào nội dung các bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện yêu cầu sau: DE 1 Mẹ hãnh diện vì con Từ khi Lộc trở thành sinh viên năm nhất của một trường đại học cũng là lúc bệnh của mẹ ngày một nặng hơn. Để kéo dài thêm sự sống, bác sĩ cho biết mẹ Lộc phải được ghép gan. Nghe vậy, Lộc đã dũng cảm xin được hiến gan mình để kéo dài thêm sự sống cho mẹ. Trước khi vào phòng cách ly để chuẩn bị cho ca phẫu thuật ghép gan, chị gái Lộc chỉ biết động viên em. Chị Ngọc ghé gần Lộc hỏi nhỏ: - Em có sợ đau không? Lộc gật đầu, mỉm cười nói: - Chị đừng lo, thương mẹ là sẽ vượt qua hết chị à! Để có được ca ghép gan thành công như ngày hôm nay, mẹ Lộc đã dằn vặt rất nhiều trước khi đi đến quyết định cuối cùng là nhận gan từ con trai. Mẹ Lộc nói: “Mẹ đã cho các con được gì đâu!Cũng chưa biết sẽ sống thêm được bao lâu nữa nên không nỡ lấy đi một phần cơ thể của con như vậy”. Hôm qua là một ngày mới, ngày mà ông Hà giải tỏa được tất cả những hồi hộp, lo lắng. Hạnh phúc đã lan tòa đến nhiều người khi biết vợ và con trai ông đã vượt qua chặng đường khó khăn và nguy hiểm. Gặp con sau phẫu thuật, ông Hà kể về nụ cười rạng rỡ hiện rõ trên gương mặt của con: “Mẹ con sao rồi ba?” là câu hỏi đầu tiên của con trai ông sau khi tỉnh lại. Việc làm của Lộc là việc làm bình thường mà bất kì người con nào khi rơi vào hoàn cảnh đó cũng sẽ làm như thế. Xã hội không thiếu những người con khỏe mạnh nhưng lại đối xử không tốt với cha mę minh. Thế nên, việc hiến gan của Lộc thật đáng quý. Việc làm ấy xuất phát từ tình yêu thương, biết sẻ chia sự đau đớn cũng như giành lại cuộc sống cho mẹ mình. Theo Báo Tuổi trẻ. Câu 6: (1 điểm) Hãy ghi lời chúc hoặc lời động viên, chia sẻ của em với anh Lộc qua câu chuyện này.

0
Đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Nguyễn Phương Anh sinh năm 1996 tại Hà Nội. Cô đang học tại trường THPT Việt Đức Hà Nội. Phương Anh mắc bệnh xương thuỷ tinh từ nhỏ. Cô có đến hơn 10 lần bị gãy xương phải ngồi trên xe lăn di chuyển. Cô được nhiều người biết đến khi tham gia và lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam năm 2012. Với ca khúc Tiếng Anh vui nhộn cô...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Nguyễn Phương Anh sinh năm 1996 tại Hà Nội. Cô đang học tại trường THPT Việt Đức Hà Nội. Phương Anh mắc bệnh xương thuỷ tinh từ nhỏ. Cô có đến hơn 10 lần bị gãy xương phải ngồi trên xe lăn di chuyển. Cô được nhiều người biết đến khi tham gia và lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam năm 2012. Với ca khúc Tiếng Anh vui nhộn cô học sinh cấp 3 chỉ cao khoảng 1 mét ngồi trên xe lăn đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng rất nhiều khán giả. Sau chương trình này, Phương Anh trở thành ca sĩ thường xuyên xuất hiện trong các chương trình sự kiện dành cho người khuyết tật như cuộc thi Hoa hậu người khuyết tật Việt Nam, Phương Anh cũng từng là ca sĩ trong chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện, biểu diễn phục vụ các bệnh nhân. Năm 2013, Phương Anh đã được quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc(UNICEF) chọn làm 1 trong những gương mặt tiêu biểu cho trẻ em khuyết tật trên toàn thế giới và thực hiện video clip quảng bá về cô. Nguyễn Phương Anh hiện đang là phát thanh viên, cộng tác viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam. a) câu chuyện trên thể hiện những phẩm chất gì của Nguyễn Phương Anh? b) hãy bàn về ý nghĩa của những phẩm chất đó bằng 1 bài văn ngắn(1-1,5 trang giấy)

0