Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa.
1. quan hệ giữa rệp cây và cây có múi.
2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi.
3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi.
4. Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.
Câu trả lời theo thứ tự sau
A. 1. Quan hệ hỗ trợ; 2. Hội sinh; 3. Cạnh tranh; 4. Động vật ăn thịt – con mồi.
B. 1. Quan hệ hỗ trợ; 2. Hợp tác; 3. Cạnh tranh; 4. Động vật ăn thịt – con mồi
C. 1. Quan hệ kí sinh; 2. Hợp tác; 3. Cạnh tranh; 4. Động vật ăn thịt – con mồi
D. 1. Quan hệ kí sinh; 2. Hội sinh; 3. Động vật ăn thịt – con mồi; 4. Cạnh tranh
Đáp án C
Quần xã: Kiến đỏ đuổi kiến hôi, tiêu diệt sâu và rệp cây.
Kiến hôi đưa rệp lên chồi non.
Rệp lấy nhựa cây và thải ra đường cho kiến hôi ăn.
Như vậy:
1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi → quan hệ kí sinh – vật chủ thuộc đối kháng.
2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi → quan hệ hợp tác Î hỗ trợ.
3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi → quan hệ cạnh tranh khác loài Î đối kháng.
4. quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây → quan hệ vật ăn thịt – con mồi Î đối kháng.