K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2018

Đáp án B

Quá trình đường phân diễn ra khi có hoặc không có oxi

8 tháng 1 2018

Đáp án C

Nếu như cá mập hổ bị tiêu diệt thì lượng rùa biển tăng lên vì không còn kẻ thù, khi lượng rùa biển tăng lên chúng cần nhiều thức ăn, ăn nhiều cỏ biển có lẫn trứng cá làm giảm lượng cá

4 tháng 8 2017

Đáp án C

Nếu như cá mập hổ bị tiêu diệt thì lượng rùa biển tăng lên vì không còn kẻ thù, khi lượng rùa biển tăng lên chúng cần nhiều thức ăn, ăn nhiều cỏ biển có lẫn trứng cá làm giảm lượng cá

30 tháng 9 2021

1. 

 Rùa biểnRùa cạn
ChânMỏng, to như chân chèo để bơiChân có móng, to
Môi trg sốngDưới biển (chỉ lên bờ khi đẻ trứng)Trên cạn, hầu như ko bao giờ xuống nước
Thức ăncỏ biển, sứa biển, cua, đv thân mềm, bọt biểncỏ, lá, rau, hoa quả

2. Loài rùa sống ở sông, suối gọi là loài rùa nước ngọt

3. Rùa biển đẻ trứng ở trên cạn. Em xem ti vi thấy nó bò lên bờ biển, đào cát rồi đẻ trứng vào trong đó ấy cô

30 tháng 9 2021

1. Rùa biển có chân giống mái chèo, sống ở biển nhiệt đới, thức ăn của rùa biển bao gồm cỏ biển, sứa, cua, các loài thân mềm ......

2. Em nghĩ chắc là rùa đầu to :V

3. Rùa biển đẻ trứng trên bãi cát

Trong chuỗi thức ăn: từ tảo biển qua động vật phiêu sinh, cá nhỏ, mực ống, cá mập. Dưới khía cạnh sinh thái học, người ta gọi tảo biển là:

A. sinh vật nguyên sinh

B. sinh vật quang hợp

C. sinh vật sản xuất

D. sinh vật tự dưỡng

14 tháng 4 2018

Đáp án cần chọn là: D

Các ví dụ phù hợp là 2, 4, 5

19 tháng 2 2018

Đáp án B

Các ví dụ về cạnh tranh cùng loài là:I, II, IV

III và V là cạnh tranh khác loài.

17 tháng 1 2019

Đáp án B

Các ví dụ về cạnh tranh cùng loài là:I, II, IV

III và V là cạnh tranh khác loài.

Cho những mối quan hệ như sau: (1) Cá mập con khi mới nở ra trong bụng mẹ sử dụng ngay những trứng chưa  nở làm thức ăn. (2) Ở quần thể cá sống sâu (Edriolychnus schmidri  và  Ceratiasp) con đực sống kí sinh vào con cái để thụ tinh trong mùa sinh sản, nhằm giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp. (3) Một số tảo biển khi  nở hoa, gây ra thủy triều đỏ làm cho hàng loạt các loài động vật không...
Đọc tiếp

Cho những mối quan hệ như sau:

(1) Cá mập con khi mới nở ra trong bụng mẹ sử dụng ngay những trứng chưa  nở làm thức ăn.

(2) Ở quần thể cá sống sâu (Edriolychnus schmidri   Ceratiasp) con đực sống kí sinh vào con cái để thụ tinh trong mùa sinh sản, nhằm giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp.

(3) Một số tảo biển khi  nở hoa, gây ra thủy triều đỏ làm cho hàng loạt các loài động vật không xương sống, các, chim chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp.

(4) Ba loài chim sẻ có cấu tạo mỏ khác nhau phân bố trên đảo Galapagos.

(5) Các loài tôm, cá nhỏ thường bò lên thân cá lạc, cá dưa để ăn các loại kí sinhm sống trên đây làm  thức ăn.

(6) Các loài cỏ dại sống với cây lúa trong quần  xã là cánh đồng lúa.

Có bao nhiêu mối quan hệ cạnh tranh?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
26 tháng 10 2018

Đáp án B

Các mối quan hệ là quan hệ cạnh tranh là : (1)(2) (6)

(1) Là cạnh tranh cùng loài

(2) Quan hệ cạnh tranh cùng loài 

(3) Là quan hệ ức chế cảm nhiễm

(4) Do các loài cấu tạo mỏ khác nhau => ăn các loại hạt có các kích thước khác nhau=> nguồn thức ăn khác nhau => không cạnh tranh

(5) Quan hệ hợp tác

(6) Cạnh tranh

Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch? - Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp (hình 44.2). - Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa...
Đọc tiếp

Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch?

- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp (hình 44.2).

- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

- Hươu, nai và hổ cùng sống trên một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.

- Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò.

- Địa y sống bám trên cành cây.

- Cá ép bám trên rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.

- Giun đũa sống trong ruột người.

- Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu (hình 44.3).

 

- Cây nắp ấm bắt côn trùng.

1
4 tháng 7 2017

- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp (hình 44.2).

→ Quan hệ hỗ trợ (Cộng sinh).

- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

→ Quan hệ đối địch (Cạnh tranh).

- Hươu, nai và hổ cùng sống trên một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.

→ Quan hệ đối địch (Sinh vật ăn sinh vật khác).

- Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò.

→ Quan hệ đối địch (Ký sinh)

- Địa y sống bám trên cành cây.

-→ Quan hệ hỗ trợ (Hội sinh).

- Cá ép bám trên rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

-→ Quan hệ hỗ trợ (Hội sinh).

- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.

-→ Quan hệ đối địch (Cạnh tranh).

- Giun đũa sống trong ruột người.

→ Quan hệ đối địch (Ký sinh).

- Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu (hình 44.3).

→ Quan hệ hỗ trợ (Cộng sinh).

- Cây nắp ấm bắt côn trùng.

→ Quan hệ đối địch (Sinh vật ăn sinh vật khác).