Cho X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y cũng như 0,16 mol peptit Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 54%.
B. 10%.
C. 95%.
D. 12%.
Chọn D.
X, Y, Z được tạo ra từ Ala và Val đều là amino axit đơn, no, mạch hở.
Khi đốt cháy thì:
nX = nY = nZ = n N 2 - ( n C O 2 - n H 2 O ) ⇒ n N 2 = 0 , 32 ⇒ n N ÷ n p e p t i t = 0 , 64 ÷ 0 , 16 = 4 ÷ 1
⇒ X, Y, Z đều là tetrapeptit.
Khi cho E tác dụng với NaOH thì: nNaOH = 4(nX + nY + nZ) = nAla + nVal và n H 2 O = nX + nY + nZ
→ B T K L mE + mNaOH = mmuối + m H 2 O ⇒ nX + nY + nZ = 0,22 ⇒ nX + nY = 0,06
Ta có: 111nAla + 139nVal = 101,04 ⇒ nAla = 0,76; nVal = 0,12 mol.
Vì nVal < nE ⇒ Val không có ở tất cả 3 peptit ⇒ Z không có Val.
Có: nVal = 2(nX + nY) ⇒ Số mắt xích Val trung bình trong X và Y là 2.
Vì MX > MY ⇒ số mắt xích Val trong X lớn hơn
+ X có 3 Val, Y có 1 Val ⇒ nX = 0,03 = nY (loại) vì nX < nY
+ X có 4 Val, Y có 1 Val ⇒ nX = 0,02 mol; nY = 0,04 mol (thoả) ⇒ %mX = 11,86%