Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo từ các α-amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 3,5 mol HCl hoặc 3,5 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 4,5 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị x, y lần lượt là:
A. 4,75 và 3,5
B. 8,25 và 3,5
C. 8,25 và 1,75
D. 4,75 và 1,75
Chọn đáp án D.
Dễ thấy khi tác dụng với HCl thì chỉ có CO-NH hoặc NH2 và sẽ phản ứng theo tỉ lệ 1 : 1 (tức là 1NH2 + 1HCl hoặc 1CO-NH +1HCl).
Ta lại có phản ứng với NaOH thì có CO-NH hoặc COOH và phản ứng theo tỉ lệ 1 : 1
Mà trong CO-NH hoặc COOH đều chứa 1 π C=O.
⇒ nπ C=O=n NaOH = 3,5 mol.
Lại có các chất trong M đều no, mạch hở.
⇒ ∑n π = 3,5 mol
Ctb = 4,5 ÷ 2 = 2,25; Ntb = 3,5 ÷ 2 = 1,75;
Độ bất bão hòa trung bình = 3,5 ÷ 2 = 1,75
Lại có trong HCHC chứa C, H, N và O (nếu có) thì số H = 2 × số C + 2 + số N – 2k với k là độ bất bão hòa của HCHC.
Điều này vẫn đúng với hỗn hợp HCHC, khi đó các giá trị sẽ là giá trị trung bình.
⇒ Số Htb là:
2 × 2,25 + 2 + 1,75 – 2 × 1,75 = 4,75.
BTNT (H).
⇒ x = 2 × 4,75 ÷ 2 = 4,75 mol.