Phân tích các câu thơ sau:
''Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Cho con gà mái ấp.''
Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kỉ niệm về việc nhìn gà đẻ và bị bà mắng; bà chắt chiu, dành dụm từng quả trứng để bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu.
Vì anh xúc động và thương nhớ bà của mình nên đây là kỉ niệm anh nhớ nhất.
tham khảo
Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân xa khi dừng chân bên thôn xóm. Bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc và nhớ về kí ức và tuổi thơ đẹp đẽ bên người bà thân yêu. Đó là tiếng bà mắng khi cháu xem trộm gà đẻ, hình ảnh bà lo lắng khi trời rét lo cho đàn gà. Những hình ảnh trên đã sống lại trong người chiến sĩ về hình ảnh người bà thân yêu và hết mực yêu thương người cháu của mình. Người bà luôn chăm lo đàn gà, vất vả tần tảo sớm hôm để nuôi cháu trưởng thành như ngày hôm nay. Trong lòng người cháu bỗng tuôn trào cảm xúc và sự biết ơn những hy sinh cao cả từ người bà thân yêu.Tiếng gà gáy và hình ảnh người bà đã thôi thúc và trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì lòng yêu đất nước, vì xóm làng thân thuộc, vì người bà và vì những kỉ niệm tuổi thơ đã từng gắn bó. Tiếng gà trưa lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, kể lại những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng, xúc động trong tâm hồn người đọc. Bài thơ cũng chính là tình yêu của người cháu đối với người bà, đồng thời là tình yêu làng xóm yêu quê hương đất nước của người cháu.
Tham khảo:
Có lẽ đi cùng với tuổi thơ của nhiều người. Từ trước đến nay, tiếng “bà” vẫn luôn là một tiếng nói hết sức bình dị và thân thương. Nó chan chứa nhiều loại cảm xúc, trìu mến, dịu dàng mà thấm đẫm trong tim của mỗi người đọc, mỗi người nghe. Bà vốn dĩ là một người rất đặc biệt - người mang những giấc mơ của cháu qua tiếng quạt gió mát. Bà mang theo ước mơ, theo hi vọng cho cháu qua từng câu chuyện cổ tích đầy mơ mộng nhưng cũng chất chứa bao nhiêu điều nhân văn. Bằng thể thơ tự do năm chữ, tác giả cho em đi qua từng kỉ niệm đẹp về tình bà cháu của anh chiến sĩ và người bà của mình. Cho em thấy được lòng yêu nước nồng nàn của anh chiến sĩ. Dòng cảm xúc trong em lại càng ùa về khi từng câu chữ của bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc
thời thơ ấu sống trong tình yêu thương tuy giản dị nhưng lại vô cùng to lớn của bà của người bà. Những lần bị bà la mắng “yêu” một cách chân thật, tuy mắng nhưng có thể thấy được rõ ràng hơn tình yêu của bà dành cho người cháu của mình. Qua từng nét miêu tả của Xuân Quỳnh, em lại càng thêm khâm phục những người chiến sĩ đã chiến đầu vì cách mạng và hơn nữa là những thanh âm kỉ niệm gợi lên trong em hình ảnh về tình bà cháu đẹp đẽ đến nao lòng.quả thật là một bài thơ giàu cảm xúc và dạt dào những tình cảm đáng quý.
tham khảo
Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân xa khi dừng chân bên thôn xóm. Bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc và nhớ về kí ức và tuổi thơ đẹp đẽ bên người bà thân yêu. Đó là tiếng bà mắng khi cháu xem trộm gà đẻ, hình ảnh bà lo lắng khi trời rét lo cho đàn gà. Những hình ảnh trên đã sống lại trong người chiến sĩ về hình ảnh người bà thân yêu và hết mực yêu thương người cháu của mình. Người bà luôn chăm lo đàn gà, vất vả tần tảo sớm hôm để nuôi cháu trưởng thành như ngày hôm nay. Trong lòng người cháu bỗng tuôn trào cảm xúc và sự biết ơn những hy sinh cao cả từ người bà thân yêu.Tiếng gà gáy và hình ảnh người bà đã thôi thúc và trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì lòng yêu đất nước, vì xóm làng thân thuộc, vì người bà và vì những kỉ niệm tuổi thơ đã từng gắn bó. Tiếng gà trưa lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, kể lại những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng, xúc động trong tâm hồn người đọc. Bài thơ cũng chính là tình yêu của người cháu đối với người bà, đồng thời là tình yêu làng xóm yêu quê hương đất nước của người cháu.
Tham khảo
Hình ảnh người bà đã được Xuân Quỳnh khắc họa qua bài thơ “Tiếng gà trưa”. Trên đường hành quân mệt mỏi, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi. Tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu phải nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Kỉ niệm đáng nhớ nhất là khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi. Lời mắng thể hiện sự quan tâm, lo lắng của bà dành cho đứa cháu. Không chỉ vậy, bà đã luôn ân cần, hy sinh. Bà chăm lo cho đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo mới cho cháu. Người cháu nhớ đến hình ảnh bà thật giản dị với “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu”. Vẻ đẹp của bà chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. Cuộc đời của bà luôn lo cho con, cho cháu. Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Điều đó khiến cho cháu không thể nào quên được, càng yêu thương bà nhiều hơn. Thơ của Xuân Quỳnh thật giản dị, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Anh bộ đội chiến đấu vì "tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ" vì với anh đó là một phần của xóm làng thân thuộc, đó chính là cuộc sống êm ả, thanh bình. Ổ trứng hồng và tiếng gà là tuổi thơ vất vả nhưng tươi đẹp với tình yêu của người bà thân yêu. Với anh, đó là những gì đẹp đẽ, tốt lành. Tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tượng trưng cho hoà bình, sự yên ấm của quê hương, làng xóm. Với anh bộ đội, đó cũng là một phần của Tố quốc yêu thương.
(Theo Đặng Thị Ngàn)