Viết cảm nhận của em sau khi học xong câu chuyện Người thợ săn và con nai
Giúp mik vs , mik cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo: Lần sau ghi đúng đề nha, NV bé Thu và ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà nhé!
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Ông Sáu- (TPBL phụ chú) Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông trở về nhà trong sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Chắc hẳn (TPBL tình thái) cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha là bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.
Tham khảo:
Hình tượng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là biểu trưng cho số phận đầy những oan trái của người phụ nữ. Trước hết, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có quyền chọn lựa cho mình hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh chính là cuộc trao đổi tiền bạc và vì lẽ đó, nàng Vũ Nương dù có công dung ngôn hạnh thì cũng mãi ở vế thấp hơn và chịu thiệt thòi. Nhưng khổ đau không dừng lại khi mà chiến tranh xảy đến. Người chồng- chỗ dựa vững chãi nhất của người phụ nữ phải tham gia vào chiến trận và số phận họ sẽ đi về đâu khi mà nơi chiến trường kia chỉ có chết chóc. Cuộc đời người phụ nữ héo mòn trong những năm tháng chờ chồng không chút tin tức. Ở lại với nàng chỉ là đứa con thơ chưa một lần gặp cha cùng mẹ già ốm đau. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nàng Vũ Nương tài đức đã đóng vai trò vừa là cha, vừa là mẹ chăm lo bé Đản, vừa thay chồng chăm mẹ già ốm đến khi mẹ mất. Ngôi nhà dưới bàn tay Vũ Nương yên ấm suốt những năm tháng người chồng đi xa. Để rồi khi người chồng trở về thì những mâu thuẫn nảy sinh và là bước ngoặt đầy oan ức, khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ. Bản tính đa nghi của người đàn ông, sự gia trưởng của Trương Sinh đã dồn ép Vũ Nương đến cái chết thương tâm. Người phụ nữ không thể minh oan cho mình bởi người chồng quá đa nghi, độc đoán. Đau khổ chiến tranh chia ly vừa chấm dứt, nàng lại ngay lập tức đối mặt với đau khổ trong hôn nhân. Bi kịch đẩy nàng đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận của người phụ nữ trong xã hội đều đau khổ, có tài hoa, có đức hạnh đi chăng nữa thì cuộc đời tương lai phía trước của họ cũng chỉ là màn đêm tối tắm. Tấn bi kịch của nàng Vũ Nương cũng là biểu trưng cho cuộc đời, số phận khổ đau của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến bạo tàn
Bn nào gọi Văn thì giúp vs ak! Mk rất ngu Văn nên nhờ các bn giúp !
Gợi ý thôi nhé:
Bức tranh của em gái tôi
sau khi đi nhận giải cùng em trở về nhà, người anh cảm thấy day dứt và cậu đã quyết định nói chuyện với cô em gái xủa mình. Em hãy tưởng tượng và nhập vai Kiều Phương để kể lại câu chuyện đó
=> Cách làm dễ nhất cho bài này thì em cứ tưởng tượng như theo cốt chuyện sẵn có của tác giả. Nghĩa là chúng ta sẽ đi từng chi tiết trong chuyện xem như là lời giải thích. Vì sao người anh lại tỏ thái độ với em gái? Vì sao.....? => Sau một loạt những chi tiết như vậy để kéo dài thêm độ dài của câu chuyện thì chúng ta kể đến đoạn mấu chốt của câu chuyện là khi cậu ấy nhìn thấy bức tranh của chính bản thân mình (lưu ý là ngôi của Kiều Phương nhé!) => Nêu ra cảm xúc của người anh. Và sau khi nghe được những lời xin lỗi mang đầy nỗi hối hận của anh trai. Tôi chạy lại ôm chầm lấy anh, thỏ thẻ vào tai: " Em không sao? Em biết anh mình là ........ => đoạn này em có thể tự viết!
Đặc biệt để bài viết thêm dài em nên cho 2 yếu tố miêu tả và biểu cảm vào nhé! nó sẽ giúp bài văn vừa dài vừa có thể trở nên mượt hơn đấy!
Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Tô Hoài – Tác giả Tô Hoài đã đưa ra cho tuổi thơ một tác phẩm thật hấp dẫn. Nhân vật trung tâm của truyện là Dế Mèn. Quang cảnh diễn ra cùng với những hoạt động của Dế Mèn thật sinh động, tạo nên nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho em ở ngay đầu cuốn truyện.
Đó là tháng ngày Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng. Thông minh, điều độ nên chóng lớn. Dế Mèn đã trở thành một thanh niên cường tráng, hung hăng, hống hách, nghịch ngợm, khoác lác. Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc và đổ tội cho Dế Choắt vốn là người gầy gò yếu đuối đã tôn Dế Mèn làm anh. Chị Cốc nổi giận trung trị Dế Choắt. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ kẻo rước họa vào thân. Nhờ vậy mà Dế Mèn thức tỉnh để trở thành người tốt sau này. Câu chuyện làm cho em cảm phục. Dế Mèn là chú dế thông minh, biết sống tự lực. Đức tính ấy thật đáng quí. Không an phận với những gì còn chưa chắc chắn. Dế Mèn đã biết lo xa, đào hang sâu, chia làm hai ngả phòng khi gặp nguy hiểm.
Em cảm phục cách sống của Dế Mèn bao nhiêu thì em lại ghét chú ấy bấy nhiêu. Với những cử chỉ làm dáng, quát mắng mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó và cách xưng hô với Dế Choắt cứ như là người lớn, khiến em buồn cười.
Em giận Dế Mèn lắm, vì Dế Mèn đã ức hiếp Dế Choắt. Người khỏe mạnh mà ăn hiếp kẻ yếu cịuốĩ và bệnh hoạn là kẻ hèn, càng hèn hạ hơn nữa khi người yếu biết thủ phận. Ay thế mà Dế Mèn đã hại Dê Choắt. Vì Dế Mèn mà Dế Choắt phải chết. Dế Mèn thật đáng ghét.
Tuy nhiên. Sự phục thiện của Dế Mèn đã làm em đổi từ ghét sang thương chứ. Bằng việc chôn cất Dế Choắt, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về hài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã chứng tỏ cho em thấy chú đã biết ăn năn, hối lôi.
Với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, trong chương I của truyện, nhân vật Dế Mèn là mẫu người mới lớn biểu hiện ở những lời nói, cử chỉ đáng giận, đáng thương.
Gấp lại sách, dư âm và sự hấp dẫn của truyện còn đó. Một cốt truyện hay của một tài năng viết văn. Tô Hoài đã làm cho chúng em nghĩ đúng và cảm nhận đúng về tác phẩm. Đọc hết tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, càng về sau em càng thấy thương yêu chú dế tinh nghịch ấy.
Em tham khảo nhé
Dể Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phái trả nợ oan bằng chính tính mạng của mình.Có điều đáng mừng là bản chất Dế Mèn không phải là độc ác. Các thói hư tật xấu đã nói ở trên chỉ là những biểu hiện non yếu nhất thời của tuồi trẻ. Do đó, cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn tỉnh ngộ, hội hận và đau xót. Có lẽ mọi người đọc truyện cũng giống như em, tuy căm giận Dế Mèn nhưng cũng đồng tình với Dế Choắt mà dung tha cho chú một lần để chú xem đây là một bài học nhớ đời mà quyết tâm thay đổi chính mình.
Câu chuyện giúp em hiểu rằng chấp nhận "lột xác" trải qua đủ mọi loại đau đớn mới có thể trở nên mạnh mẽ. Cuộc sống luôn là ẩn số, khó khăn nào đang đón đợi chúng ta không thể đoán trước. Nhưng để vượt qua tất cả gian nan ấy, chúng ta cần khiến bản thân mình mạnh mẽ hơn. Chấp nhận những tổn thương và nỗi đau để trưởng thành cho mình một bộ giáp thật chắc chắn sẵn sàng đối diện với muôn trùng thử thách.
cái đó là cảm nghĩ của chính bạn
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Xong hành cùng công ơn to lớn của cha, luôn là sự hi sinh thầm lặng của người mẹ dành cho con cái. Bởi thế tình mẫu tử được coi là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Thế nhưng trong thời đại xã hội phát triển ngày nay, nhiều người đã vô tình đánh mất đi tình cảm cao quý đó mà không thể lấy lại được. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện tôn vinh, đề cao tình cảm này và “người đi săn và con vượn” là một tác phẩm như thế. Mượn hành động của vượn mẹ dành cho vượn con, trong lúc gặp khó khăn. Qua đó câu chuyện đã đánh thức mỗi chúng ta về tình yêu thương của người mẹ dành cho con cái, to lớn đến mức không gì đo đếm được.
Thật vậy, chuyện kể về một người thợ săn, có người săn bắn rất tài, con thú nào gặp phải bác ta thì coi như là tận số. “Một hôm Bác đi săn thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá, Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ, vườn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên, rồi lại nhìn bác thợ săn bằng đôi mắt căm thù, tay không rời con. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con nằm xuống, vội vơ vội nắm bùi ngùi gối lên người con, rồi hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó vượt mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên hét lên thật to rồi ngã xuống, người thợ săn đứng lặng hai giọt nước mắt lăn trên má. Bác cắn môi và bẻ gãy nỏ rồi quay về, từ đó bác không bao giờ đi săn nữa.
Câu chuyện đã rút ra cho ta bài học đạo lý về tình mẫu tử thiêng liêng cao cả, ngay cả ở trong những loài động vật mà ta cứ nghĩ chúng chỉ sống theo bản năng. Trước hết ta hiểu tình mẫu tử là tình cảm mà mẹ dành cho con, Mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau vất vả, khó nhọc để ta có mặt trên đời. Lòng mẹ bao dung, nhân hậu, ôm ấp con qua từng năm tháng, mẹ luôn là người không bao giờ từ bỏ ta. Nếu tất cả mọi người quay lưng lại với ta, mẹ luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, tình cảm yêu thương nhất, với hi vọng ta sẽ luôn khôn lớn thành người. Tóm lại, sự hy sinh của mẹ dành cho con bao la, vô bờ bến, không quản gian khó, nhọc nhằn nhưng lại không bao giờ kể công, đòi với con cái phải đáp trả. Hạnh phúc của mẹ là được thấy con mình trưởng thành, sống vui tươi. Giống như vượn mẹ trong câu chuyện kia, cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời vẫn luôn một lòng lo nghĩ cho con, sợ con thức giấc, sợ con đói mà vắt sữa để lại cho con. Sự ra đi của vượn mẹ đau đớn nhất không phải là nỗi đau về thể xác, mà lại là nỗi đau về tinh thần, bởi vì vượn mẹ chết rồi thì sẽ không có ai chăm lo, nuôi dưỡng vượn con nữa, chút hơi thở cuối cùng cũng là dành cho con, làm tất cả những gì có thể làm với hi vọng con có thể tiếp tục sống tốt “vơ nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to vắt sữa vào và đặt lên miệng con”. Nghĩa cử cao đẹp đó chỉ có thể là mẹ, Mẹ là tất cả, là người không ai có thể thay thế được.
Đạo lý rút ra từ câu chuyện trên có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, với tất cả mọi người, ở đời ai sinh ra mà chẳng có mẹ, chẳng được lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc của mẹ cha. Không nỗi đau nào mất mát hơn việc phải mất đi người mẹ kính yêu. Nếu chẳng ai sinh ra đã phải mất đi mẹ, thì người đó sẽ là người mất mát, thiệt thòi hơn so với tất cả những người khác, tình mẫu tử thiêng liêng luôn hiện diện trong cuộc sống có ở hàng ngày, ngay từ những hành động nhỏ nhoi nhất mà ta thường bỏ qua. Người mẹ nào chẳng muốn sớm mai đánh thức con dậy, lo cho con cái ăn, cái mặc, đưa con tới trường. Mẹ nào chẳng hạnh phúc khi con học hành chăm ngoan, mọi người yêu mến, chẳng đau đớn xót xa khi thấy con buồn, con khóc, lúc con ốm đau mẹ luôn túc trực ở bên không rời nửa bước, cả cuộc đời mẹ sống vì con. Con là giọt máu của mẹ, là khúc ruột của mẹ, con đau đớn cũng chẳng khác gì mẹ như đang đứt từng khúc ruột. Có một đề tài riêng về tình mẹ, trong cả văn học và văn nghệ, nghệ thuật. Những vần thơ lục bát nhẹ nhàng, êm ái theo ta suốt cuộc đời, từ khi ta còn là đứa trẻ.
người mẹ luôn thương yêu con cái, vẫn còn những kẻ đáng lên án trong xã hội hiện nay, đó là mẹ vứt bỏ con, không chăn nuôi, chăm sóc khi con được sinh ra. Thậm chí còn tàn nhẫn đến mức sát hại con, những người như vậy là kẻ thú tính, phải lên án loại bỏ khỏi cái xã hội này, để cuộc sống không có những người vô nhân tính nữa. Là một người con, chúng ta phải ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, không làm mẹ buồn, đỡ đần, san sẻ công việc cho mẹ, luôn lắng nghe, luôn kính trọng mẹ. Có như thế mới không phụ công ơn, tấm lòng của người.
Như vậy, câu chuyện “Người Đi Săn Và Con Vượn” đã cho ta thấy được tình mẫu tử thiêng liêng ở loài vật, mà từ đó liên hệ đến chính thế giới của con người. Qua đây ta càng hiểu thêm về sự hi sinh, lo lắng của mẹ dành cho con và từ đó nâng niu, trân trọng tình cảm này.
HT