Hỗn hợp X chứa 4 hydrocacbon đều ở thể khí có số nguyên tử cacbon lập thành cấp số cộng và có cùng số nguyên tử hydro. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2 có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với He bằng 9,5. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng Br2 phản ứng là a mol; đồng thời khối lượng bình tăng 3,68 gam. Khí thoát ra khỏi bình (hỗn...
Đọc tiếp
Hỗn hợp X chứa 4 hydrocacbon đều ở thể khí có số nguyên tử cacbon lập thành cấp số cộng và có cùng số nguyên tử hydro. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2 có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với He bằng 9,5. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng Br2 phản ứng là a mol; đồng thời khối lượng bình tăng 3,68 gam. Khí thoát ra khỏi bình (hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít chỉ chứa các hydrocacbon. Đốt cháy toàn bộ T thu được 4,32 gam nước. Các khí đều đo ở đktc. Giá trị của a là.
A.0,12
B.0,13
C.0,14
D.0,15
Có người giải:
T chỉ gồm các ankan, nT = 0,08, nH2O = 0,24 → H = 6. Công thức trung bình của T là C2H6 → mT = 2,4 → mF = 6,08 mà M = 38 → nF = 0,16
nE : nF = MF : ME → ME = 20,27 → CH4, C2H4, C3H4, C4H4
và nH2 = nE – nF = 0,14 → nX = 0,16
Trong X: nH = 4nX = 0,64 mol → nC = (mX – mH)/12 = 0,43 mol
Trong T: nH = 0,48 và nC = 0,16
→ Phần phản ứng với Br2 có:
nC = 0,43 – 0,16 = 0,27 và nH = nH(X) + 2nH2 – nH(T) = 0,44
Số mol phần này = nF – nT = 0,08 → C = 0,27/0,08 = 3,375 và H = 0,44/0,08 = 5,5
→ 1 mol phần này pư với 3,375.2 + 2 – 5,5 = 3,25 mol Br ***********************************
→ 0,08 mol cần 0,26 mol Br hay 0,13 mol Br2
Đáp án B.
NHƯNG E KHÔNG HIỂU DÒNG ***************************** ĐÓ Ạ, AI BIẾT GIẢI THÍCH CHO E VỚI E CẢM ƠN NHIỀU
Đáp án B