Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bạch tạng. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỷ lệ người mang alen quy định da bạch tạng chiếm 84%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A bằng 2/3 tần số alen a.
II. Kiểu gen đồng hợp chiếm 48%.
III. Một cặp vợ chồng đều có da bình thường, xác suất sinh đứa con đầu lòng mang alen quy định bạch tạng là 39/64.
IV. Người chồng có da bình thường, người vợ có da bạch tạng, xác suất để đứa con đầu lòng bị bạch tạng là 50%.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Chọn B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
- Số người mang alen a = 84% → kiểu gen AA có tỉ lệ là 100% - 64% = 16%.
Vì quần thể đang cân bằng di truyền và kiểu gen AA có tỉ lệ 16% nên suy ra tần số A = 0,4.
→ Tần số a = 0,6. Do đó, tần số alen A bằng 2/3 tần số alen a → I đúng.
- Kiểu gen đồng hợp có tỉ lệ = 1 – tỉ lệ kiểu gen dị hợp = 1- 2 × 0,4 × 0,6 = 0,52 = 52% → II sai.
- Quần thể có cấu trúc di truyền là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa cho nên một cặp vợ chồng đều có da bình thường thì xác suất kiểu gen của cặp vợ chồng này là 1/4AA hoặc 3/4Aa.
→ Mỗi người sẽ cho giao tử a với tỉ lệ = 3/8; giao tử A với tỉ lệ = 5/8. Do đó, xác suất sinh con đầu lòng mang alen bệnh (mang alen a) là 1 - 5 8 2 = 39 64 . III đúng.
- Người vợ có da bạch tạng thì kiểu gen của người vợ là aa. Người chồng có da bình thường thì xác suất kiểu gen của người chồng là 1/4AA : 3/4Aa
→ Sinh con bị bệnh với xác suất = 3/4 × 1/2 = 3/8 → IV sai.