Hỗn hợp N gồm 3 este đều đơn chức, mạch hở. Xà phòng hóa hoàn toàn 13,58 gam N với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp A gồm hai ancol no, đơn chức và hồn hợp P gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn A cần 0,345 mol O2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn P cần dùng 0,29 mol O2, thu được Na2CO3 và 14,06 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Hỗn hợp N trên có thể tác dụng với tối đa bao nhiêu mol Br2 (trong CCl4)?
A. 0,10 mol.
B. 0,08 mol.
C. 0,12 mol.
D. 0,06 mol.
Chọn đáp án B
Đặt nNaOH = x. Bảo toàn nguyên tố Natri: nNa2CO3 = 0,5x || Bảo toàn khối lượng:
mP = (4,78 + 53x) (g). A gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở ⇒ có dạng: CnH2n+2O.
► Để ý: CnH2n+2O = (CH2)n.H2O ||⇒ Quy A về CH2 và H2O ⇒ nH2O = x mol.
● Mặt khác: nCO2 = nO2 ÷ 1,5 = 0,23 mol ⇒ mA = mCH2 + mH2O = (3,22 + 18x) (g).
Bảo toàn khối lượng: mN + mNaOH = mA + mP ||⇒ x = 0,18 mol ⇒ nN = 0,18 mol.
► Xét phản ứng đốt P: đặt nCO2 = a; nH2O = b ⇒ 44a + 18b = 14,06(g). Lại có:
nCOONa = 0,18 mol; nNa2CO3 = 0,09 mol. Bảo toàn nguyên tố Oxi:
0,18 × 2 + 0,29 × 2 = 0,09 × 3 + 2a + b ||⇒ giải hệ có: a = 0,25 mol; b = 0,17 mol.
● Bảo toàn nguyên tố Cacbon và Hidro: nCO2 đốt N = 0,57 mol; nH2O đốt N = 0,49 mol.
► Lại có: nCO2 – nH2O = ∑nπ – n. Áp dụng: ∑nπ = 0,57 - 0,49 + 0,18 = 0,26 mol.
π gồm πC=O và πC=C nhưng tác dụng với Br2/CCl4 chỉ có πC=C.
nπ C=O = nCOO = 0,18 mol ⇒ nBr2 = nπ C=C = 0,26 - 0,18 = 0,08 mol ⇒ chọn B.
► Chú ý: -CHO chỉ tác dụng với Br2/H2O
||⇒ không cần quan tâm nếu N chứa este của HCOOH.