K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2021

Câu hỏi 1 ::

Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Câu hỏi 2 :

Tác giả Hồ Chí Minh 

Thể thơ :

Thất ngôn tứ tuyệt

Nội dung :

Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.

Phương thức biểu đạt :

Biểu cảm

26 tháng 11 2021

1. Em tự xem SGK nhé

2. Tác giả: Hồ Chí Minh

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

PTBĐ: Biểu cảm

3. 

Em tham khảo:

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

Phần I: (5,0 điểm)  Câu 1:  Chép thuộc lòng bài thơ Khi con tu tú của tác giả Tố Hữu (1,0 điểm)Câu 2: Bức tranh mùa hè được tác giả miêu tả trên những phương diện nào? (0,5 điểm)Câu 3:  Nêu nội dung  và phương thức biểu đạt của bài thơ em vừa chép? ( 0,5 điểm)Câu 4: Theo em tại sao tác giả không dùng “ ve kêu” mà tác giả lại dùng “ve ngân”? (1,0 điểm)Câu 5:   Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, từ 7 đến 10 câu...
Đọc tiếp

Phần I: (5,0 điểm) 

Câu 1:  Chép thuộc lòng bài thơ Khi con tu tú của tác giả Tố Hữu (1,0 điểm)

Câu 2: Bức tranh mùa hè được tác giả miêu tả trên những phương diện nào? (0,5 điểm)

Câu 3:  Nêu nội dung  và phương thức biểu đạt của bài thơ em vừa chép? ( 0,5 điểm)

Câu 4: Theo em tại sao tác giả không dùng “ ve kêu” mà tác giả lại dùng “ve ngân”? (1,0 điểm)

Câu 5:   Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, từ 7 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về Khổ 1 của bài thơ trong đó có sử dụng một câu cảm thán ( gạch chân)  (2,0 điểm)

Phần II:

         “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đồ mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.

      Đạo học thành người thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

                        ( La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)

Câu 1: Xác định kiểu câu và hành động nói của câu“Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”? (1,0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn văn trên, Nguyễn Thiếp đã bàn luận đến các phép học nào? Tác dụng của phép học mà ông nêu lên là gì?  (1,0 điểm)

Câu 3: Tìm hai câu tục ngữ có nghĩa tương ứng với câu của tác giả Nguyễn Thiếp: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Nêu ngắn gọn nội dung câu tục ngữ đó (1,0 điểm)

Câu 4: Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 12 - 15 câu nêu suy nghĩ về mục đích học tập của bản thân (2,0 điểm)

3
24 tháng 7 2021

câu 1 ( bn tự chép đc khum ạ) 

câu 2 : Bức tranh mùa hè được miêu tả trên các phương diện sau :

+ Âm thanh

+ màu sắc

+ chuyển động và hương vị của cảnh vật 

câu 3 Tham khảo nhé !!

Nội dung chính: vẻ đẹp của bức trnh thiên nhiên mùa hè bên ngoài song sắt nhà tù hoặc trong trí tưởng tượng của nhà thơ

PTBĐ chính: miêu tả

câu 4 sao tác giả không dùng “ ve kêu” mà tác giả lại dùng “ve ngân vì 

Dùng "ve ngân" để diễn tả âm thanh tiếng ve da diết suốt ngày dài, làm cho tác giả thực sự thấy bức bối muốn phá tan song sắt nhà tù để ra ngoài, được tự do và tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp. Từ "ve ngân" thể hiện được điều này còn "ve kêu" thì không

câu 5

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Ôi, hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ! Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ.

câu cảm thán là câu đc in đậm nhé

 

 

 

24 tháng 7 2021

Câu 2: Bức tranh mùa hè được miêu tả trên phương diện: âm thanh, màu sắc, chuyển động, hương vị của cảnh vật.

Câu 3:

- ND: khát vọng tự do, tình yêu cuộc sống của người tù Cách mạng Tố Hữu. Nhà thơ bị giam giữ đã có những khát vọng cháy bỏng được thoát ra khỏi gông tù của quân thù, tiếp tục tận hưởng cuộc sống và cống hiến cho cách mạng, dân tộc

PTBĐbiểu cảm kết hợp tự sự  miêu tả.

Câu 4: Tác giả ko dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” vì nó là tiếng kêu da diết, ngân dài trong khung cảnh mùa hè, một bức tranh thiên nhiên được tạo ra bởi màu sắc hội họa, trong không gian tù túng, tâm trạng người tù cách mạng uất ức, ngột ngạt vs cảm xúc khao khát tự do mãnh liệt bỏng cháy.

BT 3:Cho câu thơ:“ Đã bấy lâu nay bác tới nhà”1.Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ? Nêu tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ vừ chép.2.Xác định thể thơ, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của bài thơ.3.Bài thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, đó là từ nào? Nêu tác dụng?4.Trong bài thơ em vừa chép có cụm từ “ ta với ta”. Cụm từ này làm em...
Đọc tiếp

BT 3:

Cho câu thơ:

“ Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

1.Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ? Nêu tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ vừ chép.

2.Xác định thể thơ, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của bài thơ.

3.Bài thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, đó là từ nào? Nêu tác dụng?

4.Trong bài thơ em vừa chép có cụm từ “ ta với ta”. Cụm từ này làm em nhớ đến bài thơ nào cũng có cụm từ đó? Tác giả bài thơ đó là ai?

Hai cụm “ ta với ta” về hình thức và cách hiểu ở hai bài thơ giống và khác nhau như thế nào?

 5. Bằng một đoạn văn 6-8 câu hãy trình bày cảm nhận về 2 câu ( câu đầu, câu cuối) của bài thơ bạn đến chơi nhà.

 6. Bằng một đoạn văn 8-10 câu hãy trình bày cảm nhận về tình huống và khả năng tiếp bạn của tác giả khi có bạn đến thăm được thể hiện trong bài thơ.

chỉ cần làm câu 5,6 thui

0
24 tháng 12 2021

Bánh trôi nước:

Tác giả:Hồ Xuân Hương

Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Phương thức biểu đạt:Biểu cảm

Cảnh khuyu

Tác giả:Hồ Chí Minh

Thể thơ:Thất ngon tứ tuyệt đường luật

Phương thức biểu đạt:Biểu cảm

Tiếng gà trưa:

Tác giả:Xuân Quỳnh

Thể thơ:Năm chữ

Phương thức biểu đạt:Biểu cảm

 

13 tháng 12 2021

thêm cả nghệ thuật nx nha

13 tháng 12 2021

tk

 

Bánh trôi nước

- Tên tác giả: Hồ Xuân Hương

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.Vì: bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu gồm 7 chữ, ngắt nhịp 4/3; gieo vẫn ở cuối câu 1, 2, 4

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

- Nội dung chính của văn bản: qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Đồng thời, thể hiện sự đồng cảm, cảm thương cho số phận lênh đênh, chìm nổi của họ

- Nội dung từng câu trong văn bản:

+ " Thân em vừa trắng lại vừa tròn": nghĩa đen: hình dáng bên ngoài của chiếc bánh trôi nước; nghĩa bóng: chỉ phẩm chất của người phụ nữ

+ " Bảy bổi ba chìm với nước non":  nghĩa đen:khi luộc bánh, bánh nổi lên có nghĩa là đã chín; nghĩa bóng: chỉ số phận lênh đênh của những người phụ nữ

+ " Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn":  nghĩa đen: chiếc bánh có hình dạng như thế nào là do người nặn quyết định; nghĩa bóng: chỉ hoàn cảnh sống hoặc người chồng của họ khi xưa

+ "Mà em vẫn giữ tấm lòng son":  nghĩa đen:nhân bên trong chiếc bánh vẫn được giữ nguyên; nghĩa bóng: những người phụ nữ vẫn giữ được trong mình những phẩm chất tốt đẹp vốn có

12 tháng 5 2021

- Bài học đường đời đầu tiên:

+ Tên tác giả: Tô Hoài

+ Tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu kí 

+ Thể loại: Truyện

+ Hoàn cảnh sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám 1945

+ Phương thức biểu đạt: tự sự

12 tháng 5 2021

bài học đường đời đầu tiên 

tác giả ; Tô Hoài

tác phẩm : DẾ mèn phiêu lưu kí

hoàn cảnh sáng tác : cách mạng tháng tám 1945

phương thức biểu đạt : Tự sự , Miêu tả

thể loại : Truyện dài

1. Câu hỏi phần đọc - hiểu chung:- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc)2. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ đầu:? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì?? Nguyệt chính viên có nghĩa là gì?? Hãy tưởng tượng không gian lúc này như thế nào.? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng?? Hai câu  đầu gợi cho ta 1 cảnh t­ượng như­...
Đọc tiếp

1. Câu hỏi phần đọc - hiểu chung:

- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc)

2. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ đầu:

? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì?

? Nguyệt chính viên có nghĩa là gì?

? Hãy tưởng tượng không gian lúc này như thế nào.

? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng?

? Hai câu  đầu gợi cho ta 1 cảnh t­ượng như­ thế nào?

3. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ cuối:

? Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong lời thơ nào?

? Đặt trong đề tài thơ kháng chiến của Bác, em hiểu như thế nào về “bàn bạc việc quân”?

? Trong nguyên tác câu thơ thứ 3 cho người đọc biết thêm điều gì? Nó gợi lên không khí ntn?

? Chi tiết ấy giúp em hiểu thêm điều gì về con người Bác?

? Hai câu cuối nói lên đời sống phong phú, sôi nổi của thi nhân: Câu 3 chuyển sang một ý thơ mới - từ tả cảnh chuyển sang nói về hoạt động của Bác trong đêm rằm ấy.

? Hình ảnh con người ở đây được miêu tả ntn?

? Hình ảnh thơ nào là đặc sắc nhất trong câu thơ cuối ? Cảm nhận của em về hình ảnh này ?

? Nghệ thuật đặc sắc của 2 câu thơ cuối? (hình ảnh thơ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng, giọng điệu…)

? Cảm nhận về hình ảnh con thuyền và vầng trăng trong 2 câu cuối ?

4. Câu hỏi đánh giá, liên hệ và tổng kết:

? Qua  bài thơ, em có nhận xét gì về phong thái của Hồ Chí Minh ? Hãy lấy dẫn chứng chứng minh ?

? Từ đó em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại cảnh. Sự hoà hợp này cho thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn Hồ Chí Minh?

? Bài thơ cho em hiểu gì về tâm hồn và phong thái của Bác?

? Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?Qua bài thơ em hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn HCM?                                                                             bài rằm tháng riêng lớp 7 nhá

 

1
17 tháng 11 2021

bài rằm tháng riêng lớp 7 nhá