Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V1 lít khí.
Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V2 < V1 = V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là
A. FeCl2, NaHCO3
B. CaCO3, NaHSO4
C. FeCO3, NaHSO4
D. FeCO3, NaHCO3
Chọn B.
Cho số mol mỗi chất là 1 mol. Thay các đáp án vào:
+ Nếu X, Y là FeCl2, NaHCO3 (không thỏa mãn)
Cho tác dụng với HCl thì có khí CO2 với số mol là 1 mol.
Cho tác dụng với NaNO3 thì
FeCl2 + 2NaHCO3 ® FeCO3 + 2NaCl + CO2 + H2O (số mol khí là 0,5 mol).
Cho tác dụng với HNO3 loãng thì khí thoát ra gồm có NxOy và CO2 với số mol lớn hơn 1.
+ Nếu X, Y là CaCO3, NaHSO4 (thỏa mãn)
Khi cho tác dụng với HCl thì thu được khí CO2 với số mol là 1 (H+ dư).
Cho tác dụng với NaNO3 thì thu được khí CO2 với số mol là 0,5 (tính theo mol H+).
Cho tác dụng với HNO3 loãng thì thu được khí CO2 với số mol là 1 mol.
+ Nếu X, Y là FeCO3, NaHSO4 (không thỏa mãn)
Khi cho tác dụng với HCl thì thu được khí CO2 với số mol là 1 (H+ dư).
Cho tác dụng với NaNO3 thì thu được hỗn hợp khí NxOy và CO2 với số mol lớn hơn 1.
+ Nếu X, Y là FeCO3, NaHCO3 (không thỏa mãn)
Khi cho tác dụng với HCl thì thu được khí CO2 với số mol là 2 mol.
Cho tác dụng với HNO3 loãng thì thu được khí NxOy và CO2 với số mol lớn hơn 2.