1. Chép lại khổ thơ phản ánh sự hình thành của “Tiểu đội xe không kính” và cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ?
2. Nhan đề tác phẩm dường như có một từ thừa, đó là từ nào? Vì sao tác giả lại thêm từ đó vào nhan đề của bài?
3. Xét về cú pháp, hai câu thơ cuối khổ thơ vừa chép thuộc kiểu câu gì và được tác giả sử dụng nhằm mục đích nào? Chép lại một câu thơ trong bài thơ khác đã học có cùng cú pháp tương tự?
Giúp mình với ạ
- Phạm Tiến Duật (1941- 2007)
- Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1964, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
+ Tuy vậy ông không tiếp tục với nghề mình đã chọn mà quyết định lên đường nhập ngũ, đó cũng là nơi ông sáng tác ra rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.
+ Năm 1970, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, ngay sau đó Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam
+ Chiến tranh kết thúc, ông trở về làm tại ban Văn Nghệ, Hội nhà văn Việt Nam và là Phó trưởng Ban Đối ngoại Nhà văn Việt Nam. Đó quả là một thành tích đáng tự hào.
+ Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
+ 19-11-2007 , ông được chủ tịch nước Nghuyễn Minh Triết trao tặng Huân chương lao động hạng nhì
+ Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Vầng trăng quầng lửa”, “Nhóm lửa”, “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”…
- Phong cách sáng tác : thơ của Phạm Tiến Duật được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng: giọng điệu rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát, tiêu biểu là bài “ Trường sơn Đông Trường Sơn Tây”
II. Đôi nét về tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
2. Bố cục
- Đoạn 1 (Khổ 1+2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính
- Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính
- Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe
- Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam
3. Giá trị nội dung
Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
4. Giá trị nghệ thuật
Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ một cách tự nhiên. Đặc biệt nhất là có chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh sáng tạo rất đời thường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn