cấu tạo và chức năng của ruột non và dạ dày
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiêu hóa ở khoang miệng ,tiêu hóa ở dạ dày và tiêu hóa ở ruột non là 3 giai đoạn của tiêu hóa,tiêu hóa ở khoang miệng là giai đoạn đầu bằng răng lưỡi và nước bọt tiết ra ở khoang miệng,nghiền nát và trộn lẫn thức ăn trở thành 1 hỗn hợp và được đưa xuống dạ dày bằng 1 hành vi là nuốt, tiêu hóa ở dạ dày là giai đoạn thứ 2, ở đây tiêu hóa bằng 2 cách : cách cơ học là dạ dày bóp thức ăn bằng sự co thắt của dạ dày ,bằng hóa chất là dạ dày tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, ở giai đoạn này thức ăn đã được tiêu hóa rất nhuyễn , sau đó lại chia thành 2 phần : phần cặn bã thì đưa xuống đại tràng để tống ra ngoài, phần tinh hoa được đưa xuống ruột non trở thành nhũ trương ở đây có mao trạng ruột thẩm thấu và đưa qua thận để lọc và biến thành máu .
So sánh sự tiêu hóa ở dạ dày và ruột non:
- Giống: có sự biến đổi về hóa học và lí học
- Khác:
+ Dạ dày: chỉ tiêu hóa được thức ăn protein chỉ có enzime pepsin
+ Ruột non: tiêu hóa tất cả các loại thức ăn do có đủ enzime và được sự hỗ trợ của dịch mật và dịch tụy
mik chỉ biết vậy thôi
khoang miệng có răng ddể nghiền nát t.ăn, ddồng thời có ez amilaza tirst ra .để biến ddổi tinh bột thành .đường (tiêu hóa một phần)
đến dạ dày sẽ có nhiều ez phục vụ cho tiêu hóa hơn như pepsin gíup tiêu hóa hết t.ăn
ruột non dài hơn dạ dày gíup tiêu hóa t.ăn còn lại và hấp thụ t.ăn
Tham khảoo
- Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian...).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết
Tham Khảo:
* Đặc điểm cấu tạo:
- Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian...).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).
tk:
-Biến đổi lí học:các hoạt động tham gia:tiết dịch vị và sự co bóp của dạ dày.Các thành phần tham gia hoạt động:tuyến vị và các lớp cơ.Tác dụng của hoạt động:Hòa loãng thức ăn,đảo thức ăn thấm đều dịch vị
-Biến đổi hóa học:các hoạt động tham gia:hoạt động của enzim pepsin.Các thành phần tham gia hoạt động:enzim pepsin.Tác dụng của hoạt động:phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn.
* Giống nhau: Đều có 4 lớp ( màng bọc, lớp cơ, dưới niêm mạc, niêm mạc)
- Lớp niêm mạc có nhiều tế bào tiết dich ruột, tiết chất nhầy
* Khác nhau:
- Dạ dày: Gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo
- Ruột non: Gồm 2 lớp cơ: cơ doc, cơ vòng
tk:
Ruột non được gọi là nhỏ vì đường kính nhỏ của nó chỉ rộng khoảng 3, 4-4, 5 cm, so với ruột già, rộng từ 4 - 6 cm. Chức năng chính của ruột non là hấp thụ hoặc lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn được tiêu hóa trong khi ruột già hấp thụ muối và nước. Ruột già bắt đầu từ nơi ruột non kết thúc, trong khi ruột non có mặt giữa ruột già và dạ dày.
1/ Các đặc điểm tiến hóa của xương thích nghi với lao động và đứng thẳng:
- Hộp sọ phát triển, có lồi cằm.
- Lòng ngực nở sang hai bên, cột sống cong 4 chỗ.
- Xương chi trên nhỏ, có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với bốn ngón kia.
- Xương chậu nở, xương đùi lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.
2/ Có 3 loại nơ ron:
- Nơ ron hướng tâm(cảm giác) dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan cảm giác về trung ương thần kinh.
- Nơ ron li tâm(vận động) dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng.
- Nơ ron trung gian: liên hệ giữa các nơ ron.
3/ Biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non:
Khoang miệng | Dạ dày | Ruột non | |
Biến đổi lí học | - Tiết nước bọt. - Thức ăn được cắn, xé, nghiền nhỏ, đảo trộn thấm đều nước bọt | - Tiết dịch vị. - Thức ăn được làm nhuyễn, đảo trộn thấm đều dịch vị | - Tiết dịch tụy và dịch ruột. -Thức ăn được hòa loãng, trộn đều với dịch tiêu hóa. |
Biến đổi hóa học. | Ezim amilaza trong nước bọt biến một phần tinh bột chín thành đường manto. | Enzim pepsin(+HCl) trong dịch vị phân cắt thức ăn protein thành chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin. | Các ezim trong dịch tụy và dịch ruột biến đổi các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng. |
Giống nhau :có cấu tạo 4 lớp
Khác : Thàmh mỏng hơn và lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng
- Giống: Đều có cấu tạo 4 lớp:
+ Lớp màng
+ Lớp cơ
+ Lớp dưới niêm mạc
+ Lớp niêm mạc
- Khác: Ruột non có thành mỏng hơn gồm 2 lớp cơ:
+ Cơ dọc
+ Cơ vòng
Cấu tạo của Ruột non
Cấu tạo của ruột non giống như cấu tạo chung của thành ống tiêu hóa gồm 4 lớp: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
Màng bọc: màng bọc của tá tràng cố định là phúc mạc ở mặt trước và mô liên kết ở mặt sau . Phúc mạc của hỗng tràng- hồi tràng được kết nối với phúc mạc thành bụng qua một nếp phúc mạc gọi là mạc treo ruột non. Phúc mạc gồm hai lớp là lớp thanh mạc và tấm dưới thanh mạc.
Lớp cơ gồm hai lớp cơ trơn. Các sợi cơ của lớp ngoài xếp theo chiều dọc (lớp cơ dọc), các sợi cơ của lớp trong còng quanh thành ống tiêu hóa (lớp cơ vòng). Giữa hai lớp có các mạch máu, mạch bạch huyết và một đám rối thần kinh tự chủ chi phối cho cơ trơn. Lớp cơ tạo các nhu động ruột đẩy các thành phần trong hệ tiêu hóa về phía trước, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa. Tại một số điểm trên đường đi, lớp cơ vòng dày lên tạo nên các cơ thắt. Cơ thắt có vai trò làm chậm sự dịch chuyển về phía trước của các thành phần bên trong ống tiêu hóa, giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu có thời gian diễn ra.
Lớp dưới niêm mạc: là lớp mô liên kết lỏng lẻo chứa các đám rối mạch máu và thần kinh, các mạch bạch huyết và các mô dạng bạch huyết với số lượng khác nhau tùy từng loại. Các mạch máu bao gồm các tiểu động mạch, các mao mạch, các tiểu tĩnh mạch. Đám rối thần kinh trong lớp này là đám rối dưới niêm mạc, có vai trò chi phối cho niêm mạc.
Lớp niêm mạc có chức năng bảo vệ, tiết dịch và hấp thu. Ở ruột non, niêm mạc là lớp tế bào thượng mô trụ xen kẽ với tế bào tiết nhầy. Ở dưới bề mặt của thượng mô trụ có những tuyến đổ dịch tiêu hóa vào lòng ống tiêu hóa.
Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp hình van, bề mặt niêm mạc được bao phủ bằng những nhung mao. Mỗi mm2 niêm mạc có khoảng 20-40 nhung mao. Mỗi nhung mao là một chỗ lồi lên hình ngón tay, được bao phủ bởi một lớp tế bào biểu mô hình cột. Bờ tự do của các tế bào biểu mô của nhung mao lại chia thành những vi lông mao nên làm tăng diện tích hấp thu của ruột non lên đến 250-300 m2 . Trong mỗi nhung mao có một mạng lưới mao mạch và mạch bạch huyết. Các tế bào ruột sẽ bị rơi vào lòng ruột và được thay thế bằng các tế mới, tốc độ luân chuyển của tế bào ruột là 1-3 ngày.
Chức năng của Ruột non
Chức năng ruột non là gì? Nhờ diện tích hấp thu lớn cùng với cấu trúc đặc biệt của niêm mạc ruột mà ruột non là nơi xảy ra sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn chính của cơ thể.
Ở ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Các kiểu vận động của thành ruột hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa gồm có: vận động lắc lư, co bóp phân đoạn, co bóp nhu động, vận động của nhung mao.
Dưới sự tác động của các men tiêu hóa, các thức ăn là protein, lipid, glucid được tiêu hóa thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được là các acid amin, monosaccarid, acid béo và các glycerol. Các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột, theo các đường tĩnh mạch về gan, sau đó theo tĩnh mạch chủ dưới về tim.
Lượng dịch được hấp thu hàng ngày khoảng 8-9 lít bao gồm dịch tiêu hóa và dịch của thức ăn, khoảng 77.5 lít được hấp thu ở ruột non, còn lại xuống ruột già
-------------------------------------------------------------------------------------------
CẤU TẠO CỦA DẠ DÀY
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, nơi phình to nhất của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể người, được nối với phần thực quản và tá tràng ( phần đầu của ruột non).
Giải phẫu học cấu tạo dạ dày
Cấu tạo của dạ dày
Cấu tạo gồm 5 lớp, được liên kết với nhau chặt chẽ gồm các lớp như: Lớp thanh mạc, phúc mạc, lớp cơ ( gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), tấm lưới niêm mạc và cuối cùng là lớp niêm mạc dạ dày. Cấu tạo dạ dày khá phức tạp và được liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng. Nhờ có cấu tạo lớp cơ chắc chắn, liên kết chặt chẽ nên dạ dày có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4, 6- 5,5 lít nước trong dạ dày.
CHỨC NĂNG CỦA DẠ DÀY
Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn. Chia dạ dày làm 2 chức năng chính gồm:
Co bóp nghiền thức ăn, trộn thức ăn cho thức ăn thấm acid dịch vị Chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
cảm ơn bạn