Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hồ- vị cha già kính yêu của dân tộc, Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính mà Người có đều do Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Người thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng và đáng quý nhất của Người.
Nhắc tới Bác- một vị lãnh tụ, người đứng đầu cả một đất nước nhưng chưa bao giờ Bác Hồ chi tiêu một cách hoang phí. Bởi lý do thật đơn giản, Người thương những người con, người cháu luôn vất vả lao động hay những người chiến sĩ phải chịu nằm gai nếm mật mong bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Bởi thế mà hình ảnh của Người mỗi khi đi thăm đồng bào hay đi ra ngoài chỉ là hình ảnh một ông cụ có chòm râu bạc cùng đôi mắt sáng, trên người mặc bộ quần áo vải nâu sòng, chân đi đôi dép cao su mà thôi. Hình ảnh của Bác, con người của Bác sao thật giản dị và gần gũi tới nhường nào!
Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết- một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.
Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Vâng, chỉ là những bát “ cháo bẹ”, ”rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ. không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.
Tóm lại, “ học tập và noi gương làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập.
+ Người sống giản dị là những người sống không xa hoa, cầu kì, lãng phí, sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội
+ Hành vi giản dị: không xa hoa lãng phí; không cầu kì kiểu cách; không chạy theo những nhu cầu vật chất tầm thường...
Hành vi khác ( trái với giản dị ) : sống xa hoa lãng phí, cầu kì, kiểu cách; ăn diện mặc đẹp khi hoàn cảnh gia dình còn khó khăn; ...
+ Là học sinh em phải làm để có lối sống giản dị
- Ăn mặc, tác phong, lời nói phù hợp với lứa tuổi học sinh với điều kiện gia đình và hoàn cảnh xã hội
- Không đua đòi, chạy theo những nhu cầu vật chất tầm thường
- Lời nói ngắn gọn, lịch sự, dễ hiểu
- Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở
+Những câu ca dao,tục ngữ nói về lối sống giản dị:
- Trọng phú khinh bần ( không nên )
- Ăn chắc mặc bền
- Bớt mồm bớt miệng
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
- Nâu sồng nào quản khen chê
Khó thì cho sạch, rách thì cho thơm
+Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình và xã hội.Nghĩa là không xa hoa lãng phí, không cầu kì,kiểu cách
+Phân biệt những hành vi giản dị với những hành vi khác:luộm thuộm , cẩu thả,lôi thôi,lười biếng,...
+Là học sinh chúng ta cần phải:
* Ăn mặc đúng kiểu cách học sinh,phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình
*Không đua đòi chạy theo những hình thức vật chất bên ngoài
*Lời nói ngắn gọn dễ hiểu
* Luôn chân thành cởi mở với mọi người
+Những câu ca dao tục ngữ nói về lối sống giản dị
*Ăn phải dành ,có phải kiệm
*Làm khi lành để dành khi đau
*Thì giờ là vàng bạc
* Tiết kiệm sẵn có đồng tiền
Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai
* Ở đây một hạt cơm rơi
Ngòai kia bao hạt mồ hôi thấm đồng
Giản dị được hiểu là một lối sống đơn giản, bỏ qua tất cả những sự cầu kỳ và không chạy đua theo xu hướng của xã hội
VD: Không đua đòi, ăn mặc giản dị
Cách rèn luyện : Không đánh phấn khi đến trường, không tiêu xài hoang phí chỉ vì lối sống đua đòi
Tham khảo!
Giản dị được hiểu là một lối sống đơn giản, bỏ qua tất cả những sự cầu kỳ và không chạy đua theo xu hướng của xã hội. Những người giản dị họ thường sống phù hợp với hoàn cảnh mình đang phải đối mặt, không mơ màng và sống xa vời với thực tại.
Ví dụ
Trước khi đi ra ngoài, tắt hết điện trong nhà không sử dụng đến Khi gặp người lớn, em chào hỏi lễ phép Khi bạn sai, bạn xin lỗi, mình vui vẻ nhận lời và không để thù oán trong lòng |
CÁCH RÈN LUYỆN BẢN THÂN:
- Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
- Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
- Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu.
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì thế ngày từ khi còn là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện mình trong học tập, trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ,
thầy cô giáo, với bạn bè.
- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của Công
’, không xa hoa lãng phí.
- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình.
Khái niệm: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội
Ví dụ:
- Không xa hoa, lãng phí
- Không cầu kì, kiểu cách
- Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài
- Không luộm thuộm, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
Bạn nói đúng hoàn toàn. Gỉan dị là sống đơn giản, mộc mạc , chất phác nhưng vẫn có một nét đẹp truyền thống. Nét đẹp tâm hồn, nét đẹp của cách sống. Nhưng cũng cần chú ý đến độ tuổi mà chọn đồ sao phù hợp.
Em đông ý cới các ý kiến trên vì:
- Khái niệm: “giản dị” là đơn giản một cách tự nhiên. Sống giản dị là một phong cách sống lấy tự nhiên và đơn giản làm mục đích, tránh sự phức tạp, rắc rối, cầu kì không cần thiết.
- Biểu hiện:
+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.
+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối,...
+ Cách sinh hoạt: hoà đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.
- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống. Không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong.
Trong hoàn cảnh khó khắn:em thông cảm cho bố mẹ không đùa đòi,không chạy theo mốt.Mặc quần áo giản dị
Trong hoàn cách khá giả:cũng không đùa đòi khi thấy gia đình khá giả.Tiết kiệm chi tiêu
Sinh thời nhà thơ Tố Hữu đã dùng những vần thơ của mình để nổi bật lối sống đầy giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
“ Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta từ già đến trẻ, dù bất cứ ai cũng đều gọi Người một tiếng thân thương – Bác Hồ. Hai tiếng gọi trìu mến đó đã phần nào để thể hiện sự gần gũi của đồng bào ta dành cho Bác. Đó chính là tình cảm kính trọng và tin yêu nhất dành cho Người – vị cha già dân tộc.
Nói về Bác có lẽ chúng ta sẽ phải dùng không biết bao nhiêu trang giấy bao nhiêu câu chữ để miêu tả hết về một con người, một nhân cách vĩ đại của cả dân tộc. Trong thời chiến lẫn khi đất nước hòa bình Người cũng chưa bao giờ bỏ đi thói quen tiết kiệm, lối sống giản dị khiêm nhường. Thậm chí nó còn trở thành một trong những điều đầu tiên mà Người dạy lại cho con cháu sau này.
Trong những năm tháng kháng chiến cần lao đầy gian khổ Bác một vị lãnh đạo tối cao của dân tộc nắm trong tay cả vận mệnh tổ quốc thế nhưng cuộc sống của Người vẫn rất bình dị. Hồi còn ở chiến khu Việt Bắc, Người sống trong hang Pác Bó, ăn cháo bẹ rau măng và tinh thần vẫn luôn “sẵn sàng”. Chắc hẳn sẽ chẳng ai quên những vần thơ Người đã viết trong bài “Tức cảnh Pác Bó”:
“ Sớm ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Trong những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đó, Người vẫn thể hiện một tâm hồn lạc quan phơi phới. Bữa ăn của Người chỉ vài món rau dưa đơn giản, và Người tuyệt đối không bao giờ để lãng phí cả một hạt cơm nhỏ. Không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà trang phục của Người cũng vô cùng đơn sơ. Tủ quần ảo chỉ vài chiếc áo sờn vai, chiếc dép lốp đã bao lần sửa đi vá lại,…
Con người của Bác giản dị không chỉ thể hiện ở cách sống mà còn cả thái độ sống. Bác không hề muốn cầu cạnh hay làm phiền ai. Ăn xong, bát đũa luôn được xếp ngay ngắn vào trong khay thức ăn, đồ ăn thừa xếp lại tươm tất. Điều đáng trân trọng ở vị lãnh tụ này đó chính là Bác luôn chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ rồi gắp riêng không bao giờ có ý nghĩ “để người khác dùng thức ăn thừa của mình”. Chỉ một việc làm tưởng chừng nhỏ bé đó thôi nhưng nó thể hiện tấm lòng sự trân trọng công lao của người dân lao động sản xuất.
Trong thời chiến đã vậy đến khi hòa bình lặp lại Bác trở về thủ đô trong sự đón tiếp nồng hậu của đồng bào cả nước. Bác đã từ chối căn nhà sang trọng dành cho Chủ tịch nước mà thay vào đó Người chọn cho mình một căn nhà sàn cũ của anh thợ điện làm chỗ nghỉ ngơi. Ngôi nhà sàn ấy chỉ vỏn vẹn có 3 phòng, chiếc giường ngủ khiêm tốn nằm trong góc bàn. Tuy nhiên dưới bàn tay khéo léo sắp xếp của Người, ngôi nhà ấy lúc nào cũng thoáng gió mát mẻ và gọn dàng.
Nhà thơ Tố Hữu có dịp đến thăm nhà Bác đã có những vần thơ sau:
“Nhà bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
Phía trước ngôi nhà sàn chính là áo cá, là vườn cây trái do chính tay Bác vun trồng. Những cây bưởi, cây vú sữa là tình cảm mà đồng bào khắp nơi gửi tặng đến Người. Ở cương vị một chủ tịch nước, một người nắm quyền lực tối cao thế nhưng bước đến nơi đây ta mới cảm nhận hình như đó là không gian sống của một lão nông tri thức gắn bó chan hòa cùng với thiên nhiên vườn tược.
Tuy được nhận lương cao nhất thời bấy giờ thế nhưng có bao giờ Bác sử dụng những đồng lương ấy cho chính mình đâu. Bác dùng nó để giúp đỡ dân nghèo, gửi đi để chăm sóc chiến sĩ biên phòng, chiếc chổi lông gà mà Bác dùng cũng được Người ghi lại để trừ vào tiền lương hàng tháng.
Chính cuộc sống giản dị đó đã khiến Người tìm được niềm vui sự thanh bạch và an nhiên giữa cuộc đời. Người đã từng có những vần thơ để miêu tả niềm vui cuộc sống của mình : Sống quen thanh đạm nhẹ người/ Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”.
Ôi đến đây ta không còn thấy một vị lãnh tụ vĩ đại đứng trên vạn người nữa mà trở về đúng nghĩa một thi nhân ẩn dật, cuộc sống an nhàn mà đầy ý vị. Đó phải chăng chính là cách Người tìm được niềm vui trong những năm tháng đầy cam go quyết liệt của cả dân tộc?
Nói về Bác, nhân cách của Bác có lẽ sẽ chẳng còn từ nào diễn tả hết. Chỉ biết đó là một tấm gương sáng đời đời để biết bao con cháu soi vào. Tình yêu thương, đức tính giản dị của Người chính là những động lực để các con noi theo và hãnh diện.
“Ôi cuộc đời Bác cứ thương ta
Thương một đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa”.
by:mạng
Sinh thời nhà thơ Tố Hữu đã dùng những vần thơ của mình để nổi bật lối sống đầy giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
“ Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta từ già đến trẻ, dù bất cứ ai cũng đều gọi Người một tiếng thân thương – Bác Hồ. Hai tiếng gọi trìu mến đó đã phần nào để thể hiện sự gần gũi của đồng bào ta dành cho Bác. Đó chính là tình cảm kính trọng và tin yêu nhất dành cho Người – vị cha già dân tộc.
Nói về Bác có lẽ chúng ta sẽ phải dùng không biết bao nhiêu trang giấy bao nhiêu câu chữ để miêu tả hết về một con người, một nhân cách vĩ đại của cả dân tộc. Trong thời chiến lẫn khi đất nước hòa bình Người cũng chưa bao giờ bỏ đi thói quen tiết kiệm, lối sống giản dị khiêm nhường. Thậm chí nó còn trở thành một trong những điều đầu tiên mà Người dạy lại cho con cháu sau này.
Trong những năm tháng kháng chiến cần lao đầy gian khổ Bác một vị lãnh đạo tối cao của dân tộc nắm trong tay cả vận mệnh tổ quốc thế nhưng cuộc sống của Người vẫn rất bình dị. Hồi còn ở chiến khu Việt Bắc, Người sống trong hang Pác Bó, ăn cháo bẹ rau măng và tinh thần vẫn luôn “sẵn sàng”. Chắc hẳn sẽ chẳng ai quên những vần thơ Người đã viết trong bài “Tức cảnh Pác Bó”:
“ Sớm ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Trong những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đó, Người vẫn thể hiện một tâm hồn lạc quan phơi phới. Bữa ăn của Người chỉ vài món rau dưa đơn giản, và Người tuyệt đối không bao giờ để lãng phí cả một hạt cơm nhỏ. Không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà trang phục của Người cũng vô cùng đơn sơ. Tủ quần ảo chỉ vài chiếc áo sờn vai, chiếc dép lốp đã bao lần sửa đi vá lại,…
Con người của Bác giản dị không chỉ thể hiện ở cách sống mà còn cả thái độ sống. Bác không hề muốn cầu cạnh hay làm phiền ai. Ăn xong, bát đũa luôn được xếp ngay ngắn vào trong khay thức ăn, đồ ăn thừa xếp lại tươm tất. Điều đáng trân trọng ở vị lãnh tụ này đó chính là Bác luôn chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ rồi gắp riêng không bao giờ có ý nghĩ “để người khác dùng thức ăn thừa của mình”. Chỉ một việc làm tưởng chừng nhỏ bé đó thôi nhưng nó thể hiện tấm lòng sự trân trọng công lao của người dân lao động sản xuất.
Trong thời chiến đã vậy đến khi hòa bình lặp lại Bác trở về thủ đô trong sự đón tiếp nồng hậu của đồng bào cả nước. Bác đã từ chối căn nhà sang trọng dành cho Chủ tịch nước mà thay vào đó Người chọn cho mình một căn nhà sàn cũ của anh thợ điện làm chỗ nghỉ ngơi. Ngôi nhà sàn ấy chỉ vỏn vẹn có 3 phòng, chiếc giường ngủ khiêm tốn nằm trong góc bàn. Tuy nhiên dưới bàn tay khéo léo sắp xếp của Người, ngôi nhà ấy lúc nào cũng thoáng gió mát mẻ và gọn dàng.
Nhà thơ Tố Hữu có dịp đến thăm nhà Bác đã có những vần thơ sau:
“Nhà bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
Phía trước ngôi nhà sàn chính là áo cá, là vườn cây trái do chính tay Bác vun trồng. Những cây bưởi, cây vú sữa là tình cảm mà đồng bào khắp nơi gửi tặng đến Người. Ở cương vị một chủ tịch nước, một người nắm quyền lực tối cao thế nhưng bước đến nơi đây ta mới cảm nhận hình như đó là không gian sống của một lão nông tri thức gắn bó chan hòa cùng với thiên nhiên vườn tược.
Tuy được nhận lương cao nhất thời bấy giờ thế nhưng có bao giờ Bác sử dụng những đồng lương ấy cho chính mình đâu. Bác dùng nó để giúp đỡ dân nghèo, gửi đi để chăm sóc chiến sĩ biên phòng, chiếc chổi lông gà mà Bác dùng cũng được Người ghi lại để trừ vào tiền lương hàng tháng.
Chính cuộc sống giản dị đó đã khiến Người tìm được niềm vui sự thanh bạch và an nhiên giữa cuộc đời. Người đã từng có những vần thơ để miêu tả niềm vui cuộc sống của mình : Sống quen thanh đạm nhẹ người/ Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”.
Ôi đến đây ta không còn thấy một vị lãnh tụ vĩ đại đứng trên vạn người nữa mà trở về đúng nghĩa một thi nhân ẩn dật, cuộc sống an nhàn mà đầy ý vị. Đó phải chăng chính là cách Người tìm được niềm vui trong những năm tháng đầy cam go quyết liệt của cả dân tộc?
Nói về Bác, nhân cách của Bác có lẽ sẽ chẳng còn từ nào diễn tả hết. Chỉ biết đó là một tấm gương sáng đời đời để biết bao con cháu soi vào. Tình yêu thương, đức tính giản dị của Người chính là những động lực để các con noi theo và hãnh diện.
“Ôi cuộc đời Bác cứ thương ta
Thương một đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa”.
Biểu hiện: Không sa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài. Thẳng thắn, chân thật, sống gần gũi với mọi người.
(P/s:cái này là cô cho mình ghi trong vở nha)
Biểu hiện: Không sa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài. Thẳng thắn, chân thật, sống gần gũi với mọi người.
(P/s:cái này là cô cho mình ghi trong vở nha)