K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2022

Tham khảo:

Tác giả: 

- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội

- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn

   + Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

   + Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

   + Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

  + - Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.

   + - Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nống nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.

   + - Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

8 tháng 4 2022

Pháp đánh ở đâu ạ?

24 tháng 3 2020

I. Mở bài:

Giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Napoleon – hoàng đế Pháp đã từng nói: “Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước.” Đúng vậy, lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu của biết bao dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trải qua bao thế kỉ, tinh thần yêu nước vẫn được các thế hệ ta giữ gìn và phát huy vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương và tinh thần sẵn sàng cống hiến, chiến đấu và xây dựng đất nước.

2. Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không phải chỉ thể hiện ở một khoảng thời gian nhất định, mà nó là cả một quá trình, một hành trình dài nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ những cuộc chiến đấu cho đến thời bình.

a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong “buổi bình minh lịch sử”:

Buổi bình minh lịch sử- đó là giai đoạn nhà nước Văn Lang – Âu Lạc tồn tại (3000 – 179 TCN)

Ngày nay, trong các bảo tàng lịch sử, di tích văn hóa, ta vẫn thấy người ta trưng bày những di chỉ văn hóa như giáo, rìu, mũi tên, giáp che thân… một là để sử dụng như công cụ lao động, một là để phòng vệ, chống quân xâm lược.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã được nghe bà, nghe mẹ kể cho nghe những truyền thuyết li kì với hình ảnh các vua Hùng và nhân dân đã chiến thắng các cuộc chiến chống giặc Ân, giặc Man…

Văn học thời nào cũng vậy, luôn phản ảnh chân thật hơi thở cuộc sống, mang dấu ấn thời đại. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, ta có thể thấy tinh thần yêu nước, chiến đấu bất khuất của nhân dân Việt cổ được thể hiện rất rõ nét và ấn tượng.

b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời phong kiến:

Năm 40, Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược và chiến thắng.

Năm 938, nổi danh với chiến tích sông Bạch Đằng là hình ảnh người anh hùng Ngô Quyền tài ba, sáng suốt lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Mông – Nguyên.

Chiến thắng của vua Quang Trung trong cuộc chiến chống quân Thanh gian lao của dân tộc…

c. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ:

Nếu như trong thời kỳ mới lập nước của các vua Hùng hay thời phong kiến, giặc ngoại xâm tấn công ta với những vũ khí còn thô sơ thì quãng thời gian chống Pháp, Mỹ là quãng thời gian dân ta phải oằn mình chống lại mưa bom bão đạn có sức hủy diệt lớn.

Tuy vậy, trong gian khổ, hiểm nguy, nhân dân Việt Nam vẫn chiến đấu với tinh thần yêu nước nồng nàn, mãnh liệt.

Có hàng loạt các cuộc chiến lẫy lừng mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc mà ta có thể nhắc tới như: Chiến thắng Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không,…Chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975…

d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời bình:

Nhân dân các tầng lớp hăng say lao động cống hiến

Học sinh sinh viên tích cực ngày đêm học tập, rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất để xây dựng một đất nước vững mạnh hơn trong tương lai.

III. Kết bài:

Nêu cảm nhận của bản thân về tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

“Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó đã trở thành một truyền thống quý báu…”. Là thế hệ trẻ tiếp nối công cuộc xây dựng Tổ quốc, bản thân em phần nào hiểu được trách nhiệm của mình trong việc kế thừa và phát huy truyền thống, hăng say học tập, rèn luyện để góp sức xây dựng đất nước.

27 tháng 5 2020

*Mở bài

-Giới thiệu về tác giả: 

-Hồ Chí Minh là một nhà văn nhà thơ nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam.Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.

Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám có sứ cảnh hưởng lớn tới cộng đồng như Nhật ký trong tù Tuyên ngôn độc lập Cảnh khuya…

-Giới thiệu về bài viết

Bài viết“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ’được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích lời lẽ cô đọng lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

.*Thânbài:

Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ”.

- Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào ?

+ Xây dựng luận điểm ngắn gọn cô đọng lời văn vô cùng xúc tích trong phần lập luận thì rất chặt chẽ khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện ,bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền,tầng lớp.Tính khái quát cao.

+ Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê , dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình . Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất sĩ ngoài mặt trận...đến hậu phương...,từ những phụ nữ...đến các bà mẹ chiến sĩ...''

+ Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ:Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như:Làn sóng , lướt qua,...làm cho bài viết trở nên trơn tru dễ đọc dễ nghe.

+ Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

- Tinh thần yêu nước của dân ta:

+ Lòng yêu nước là giá trị thần cao quý.Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.

+ Dân ra ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc,mọi lứa tuổi,mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước.Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không phụ thuộc vào tinh thần ,ý chí kiên cường,lòng yêu nước của những người dân trên đất nước ta.

+ Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể .Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động,trong nghiên cứu khoa học ,trong hc tập...

+ Giống văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài này.

+ Trong phần cuối bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ dễ thấy hơn.Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý,vô giá hơn pha lê rất nhiền lần(ko pk rất nhiều lần nx mà là rất rất nhiều lần).Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi,và lưa danh sử sách ngàn năm.

*Kết bài:

+ Qua bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất , quật cường của nhân dân ra.

-Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ , ngôn ngữ vừa giản dị dể hiểu , vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra. 

27 tháng 5 2020

Ý nghĩa - Nhận xét

    -Học sinh nhận ra chân lí được nêu bật trong bài viết, đó là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta."

    -Học sinh thấy được tính mẫu mực, điển hình về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của bài văn nghị luận này với những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.

8 tháng 3 2022

tham khảo

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh đã nhắc đến tình cảm thiêng liêng và cao quý trong mỗi người, đó chính là lòng yêu nước. Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay, những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo. Trách nhiệm của chúng ta là cần tuyên truyền rộng rãi để tinh thần ấy được lan tỏa đến tất cả mọi người, đến những người cùng chung tiếng gọi thiêng liêng “đồng bào”. Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, dẫ chứng chọn lọc tiêu biểu, giọng văn tràn đầy lòng tự hào, văn bản đã khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tình yêu đất nước trong trái tim mỗi người dân yêu nước.

8 tháng 3 2022

Qua lời căn dặn của Bác đối với mọi người trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta,em thấy bản thân mình đã cố gắng học tập thật tốt, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt nhất có thể để có thể trong tương lai giúp ích cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, em vẫn còn nhiều điều cần làm như : tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương, đất nước; tuyên truyền cho bạn bè trong và ngoài nước hiểu biết về đất nước Việt Nam xinh đẹp;Luôn cố gắng giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống của dân tộc,..Còn nhiều hành động nữa mà em cần làm để  thể hiện lòng yêu nước của mình.