Đồng Nai có các loại hình nghệ thuật truyền thống địa phương là,pls
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
6 loại hình nghệ thuật truyền thống có thể kể đến như
Hát trèo
Ca trù
Múa rối nước
Nặn tò he
Vẽ tranh đông hồ
Cải lương
...
Đoạn văn ngắn về hát chèo:
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng châu thổ phù sa cổ có bề dày lịch sử hình thành cư dân lúa nước từ 4000 đến 3000 năm, tương ứng với các thời đại vua Hùng. Nơi đây sớm hình thành các tiểu vùng văn hóa như đất tổ, kinh Bắc, Thăng Long, xứ Đông, xứ Đoài,....Nơi đây không chỉ có bồi đắp tích tụ phù sa mà còn diễn ra mạnh mẽ sự bồi đắp, trầm lắng và tích lũy những kho tàng khổng lồ về ca dao, tục ngữ, thành ngữ, lộng ngữ, ngoa ngữ, câu đố, ví đối, nghi lễ, diễn xướng, dân nhạc, dân vũ. Trên nền tảng ấy, các làn điệu chèo và sân khấu chèo được hình thành, được nuôi dưỡng, được phát triển trở thành một trong những di sản vô giá của Đồng bằng Bắc Bộ. Chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Chèo tổng hòa các yếu tố dân ca, dân vũ, dân nhạc, diễn xướng, tuồng tích trở thành đặc sản văn hóa đặc trưng ở Bắc Bộ. Xuất phát từ âm hưởng của giai điệu dân ca dần dần hình thành các tố chất buồn, vui, trong sáng, trầm tư, dí dỏm, trào lộng từng câu hát, trong từng hoàn cảnh cụ thể. Trong chèo, làn là hơi thở của nhạc điệu. Làn là theo khổ thơ lời hát mà ngân lên. Nhiều lời câu hát sẽ dài, ít lời câu hát ngắn lại. Làn còn được biến tấu để diễn đạt cảm xúc, tình huống cụ thể của tích, trò. Làn chính là sản phẩm của ứng tác âm thanh, ứng diễn tự do theo phương thức dân giã, dân gian. Đi liền với làn là điệu. Điệu lấy chất liệu, hơi hướng từ làn nhưng được cấu trúc chặt chẽ, định hình nghiêm chỉnh cùng kỹ thuật thể hiện lời hát, thanh điệu ở mức độ cao hơn, ổn định hơn. Điệu được dùng cho đơn ca, đối ca, đồng ca, tốp hát để miêu tả tâm trạng, tính cách nhân vật và bối cảnh. Điệu không được chênh khỏi làn và phải bảo đảm bảo đúng đặc trưng hát chèo. Hát chèo có cả trăm làn điệu nằm trong các loại hình: sắp, sử, hề, văn, đường trường, sa lệch, xẩm xoan, luyện năm cung, cách cú, lới lơ, làn thảm, đào liễu, gà rừng… Hát chèo in đậm nét trong tiềm thức dân gian người Việt. Không chỉ riêng với đồng bằng Bắc Bộ mà còn tỏa rộng, vươn xa trong đời sống văn hóa - nghệ thuật đương đại của đất nước.
Đoạn văn tham khảo
Múa rối nước là sân khấu nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt. Do tính đặc sắc của nó, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian Múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với Tuồng, Chèo. Tinh hoa Múa rối nước Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới, sân khấu Múa rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhất vô nhị”.
Hình ảnh múa rối nước ở Việt Nam (Nguồn ảnh: Internet)
Tuy nhiên do xuất hiện sau so với những môn nghệ thuật khác nên Múa rối nước không tránh khỏi những hạn chế, cộng với mục đích thương mại đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và bị lãng quên. Vì vậy, việc bảo tồn loại hình nghệ thuật này vô cùng cần thiết. Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu, mỗi người hãy có ý thức trong việc giữ gìn, phát huy loại hình truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Có như vậy Múa rối nước mới thực sự xứng đáng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi đời hàng ngàn năm, hội nhập và hòa vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.
Áo tứ thân là kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ miền bắc Việt Nam. Vào thế kỉ 17, để thuận lợi hơn cho việc đồng áng,áo trực lĩnh đã giản tiện thành áo tứ thân. Với chiếc áo này, người mặc có thể buộc hai tà trước để trông gọn gàng hơn. Chiếc áo tứ thân được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh vải cùng gam màu ghép lại với nhau, phía trước có hai thân tách rời ra và được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo sự mềm mại và uyển chuyển khi mặc. Phía trên phần ngực không gài hết mà để lộ chiếc yếm thắm ẩn ở bên trong.Áo tứ thân dài gần chấm gót thường đi kèm với chiếc quần lĩnh đen và thắt lưng lụa màu. Đi cùng với chiếc áo tứ thân phải có chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao. Hiện nay, hình ảnh chiếc áo tứ thân chỉ còn xuất hiện ở các ngày lễ hội, những nhạc hội âm nhạc truyền thống. Chính vì thế, chúng ta cần đảy mạnh việc phát triển, giữ gìn di sản văn hóa này. Với những cách bảo tồn: tổ chức những buổi triển lãm, biểu diễn trang phục, quay video quảng bá hình ảnh áo tứ thân thì sẽ giúp nhiều người biết đến trang phục truyền thống, đặc trưng này.
tham khảo
Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm số lượng nhiều nhất trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Thái Bình với 770 ngôi chùa, 666 đình làng, 343 đền, 332 miếu phủ, 295 từ đường và phần còn lại là những Văn chỉ, nhà thờ Công giáo, công trình kiến trúc dân gian khác... Đây là loại hình di tích thu hút đông đảo
/HT\
+ Những hoạt động em tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường:
- Tham gia phong trào “ Học tập và làm việc theo tấm gương Hồ Chí Minh”.
- Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của trường.
- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh trường học cùng Đoàn Thanh niên trường.
+ Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường:
- Tổ chức cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng nhằm nâng cao thể chất, tinh thần cho học sinh, giáo viên trong trường.
- Sân khấu hóa, hội thi, hội diễn về các truyền thống nhà trường.
- Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc du khảo “Về nguồn”, hội diễn văn nghệ...