K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2023

A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Chọn đáp án: A. Hoành sóc

4 tháng 2 2022

THAM KHẢO :

 

Bài thơ thể hiện khí phách cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Ngay mở đầu bài thơ, tác giả đã khẳng định chủ quyền đất nước bằng một câu khẳng định đầy đanh thép:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

Câu thơ với hai vế rõ ràng, được tác giả sử dụng từ ngữ hết sức hàm xúc và ý nghĩa, giọng điệu hết sức đanh thép và khẳng định chủ quyền đất nước. Hai từ “Nam quốc” và “Nam đế” chính là hai từ chủ chốt của câu thơ bởi giặc phương Bắc luôn coi thường nước Nam ta, chúng chỉ coi Bắc quốc là đế quốc duy nhất thống trị thiên hạ, chúng nganh nhiên xâm lượn, đô hộ nước ta trở thành một châu, một quận và phải chịu sự giám sát, quản thúc và cung phụng chúng. Để giữ được nền độc lập nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh, đứng lên bảo vệ đất nước trong suốt ngàn năm qua.

“Nam quốc” không chỉ có ý nghĩa chỉ nước Nam ta mà còn hơn thế đó chính là sự độc lập về chủ quyền, vị thế của Nam quốc, cách nói của tác giả khẳng định rằng ta hoàn toàn có thể đứng ngang hàng Bắc quốc, vị vua trị vì Nam quốc ta cũng oai phong và hiển hách như Bắc quốc kia. Cho ta thấy được tinh thần trung quân ái quốc, lòng tự tôn và hào dân tộc mạnh mẽ, hào hùng.

Nguồn :vanmauhocsinh

4 tháng 2 2022

Qua bài thơ”Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, em cảm nhận rằng Lý Thường Kiệt là một người có lòng yêu nước sâu sắc. Em cảm nhận được sự yêu nước và lòng tự hào dân tộc thể hiện qua từng câu thơ trong bài. Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định được chủ quyền của đất nước Đại Việt, có tác dụng rất to lớn để cổ vũ cho nhân dân ta quyết tâm chống giặc và không để giặc xâm chiếm bờ cõi nước ta. Tình yêu nước sẽ thật nồng nàn khi có giặc xâm phạm tới bờ cõi nước ta, chúng ta phải giữ gìn,  duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. Là một học sinh, em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để mai sau trở thành một công nhân tốt xây dựng đất nước thêm tươi đẹp hơn.

1 tháng 5 2021

Giúp mk câu nầy vs mn ơi

5 tháng 10 2018

1.Câu đề bước tời đèo ngang bóng xế tà 
Bà Huyện từ ngoài Bác vào miền Trung theo chồng làm quan ,cảnh chiều hôm buồn bã,chắc có điều trắc uẩn lương tâm ,cảm xúc cảnh chiều hôm đây ! 
khung cảnh chen chúc của cỏ cây hoa lá chen vào với đá,miền trung du mà,cảnh thật lãng mạn nhưng có gì tiềm ẩn của vùng rừng núi hiểm trở heo hút .Cách tả cảnh liên tiếp ,từng phần một cỏ rồi chen vào cây,chen lá vào hoa.Bức tranh thiên nhiên sinh động nhưng có gì khăng khít gắn bó lắm thay 
Lom khom ...... 
Bằng cách đảo vị trí 'lom khom ",tác giả tả cảnh chiều hôm buồn bã của mấy chú tiều phu đốn củi đang gồng gánh ra về nơi túp lều tranh ở chân núi kia ,thật là buồn tẻ ,thật là mượn cảnh tả người ,tác giả ý chỉ cảnh chiều buồn ở ĐEO NGANG đây 
Lác đác ..... 
lại một cảnh thực của làng quê dân dã ,chốn sơn cước đây tác giả vẫn đảo vế,đáng ra tả mấy nhà lác đác ven sông thì đây lại là lác đác ven sông .Thật là bức tranh có cảnh có người,có hồn có sự sống 

2.Cảnh bóng xế tà gọi nên cho lòng người một tâm trạng hiu hắt, cô đơn. Một mình bà giữa chốn thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ cỏ chen đá, lá chen hoa rậm rạp và đìu hiu.
Con người vẫn ánh lên sự sống nhưng rất tẻ nhạt, nhỏ bé và xa lạ. Bài thơ đặc tả nỗi cô đơn chất chứa, cô đọng những nỗi niềm hoài cổ.
Tâm trạng nhớ nước, thương nhà được thể hiện rõ qua hai câu thơ:
"Nhớ nước đàu lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Ở đây tác giả dùng phép chơi chữ. Tiếng chim quốc và chim đa đa khắc khoải, da diết sự gợi u hoài thê lương. Ta với ta tưởng hai nhưng chỉ có một, một mình đối diện với chính mình một mình hiểu rõ lòng mình mà thôi. Nỗi niềm thể hiện sự không biết chia sẻ cùng ai.

16 tháng 11 2018

1,Câu đề bước tời đèo ngang bóng xế tà 
Bà Huyện từ ngoài Bác vào miền Trung theo chồng làm quan ,cảnh chiều hôm buồn bã,chắc có điều trắc uẩn lương tâm ,cảm xúc cảnh chiều hôm đây ! 
khung cảnh chen chúc của cỏ cây hoa lá chen vào với đá,miền trung du mà,cảnh thật lãng mạn nhưng có gì tiềm ẩn của vùng rừng núi hiểm trở heo hút .Cách tả cảnh liên tiếp ,từng phần một cỏ rồi chen vào cây,chen lá vào hoa.Bức tranh thiên nhiên sinh động nhưng có gì khăng khít gắn bó lắm thay 
Lom khom ...... 
Bằng cách đảo vị trí 'lom khom ",tác giả tả cảnh chiều hôm buồn bã của mấy chú tiều phu đốn củi đang gồng gánh ra về nơi túp lều tranh ở chân núi kia ,thật là buồn tẻ ,thật là mượn cảnh tả người ,tác giả ý chỉ cảnh chiều buồn ở ĐEO NGANG đây 
Lác đác ..... 
lại một cảnh thực của làng quê dân dã ,chốn sơn cước đây tác giả vẫn đảo vế,đáng ra tả mấy nhà lác đác ven sông thì đây lại là lác đác ven sông .Thật là bức tranh có cảnh có người,có hồn có sự sống .

2, Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

“Cỏ cây chen là đá cheo hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom” khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.

10 tháng 11 2023
Dịch nghĩa

Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu Đẩu.
Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

 

Tham khảo

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, là nhà thơ xuất sắc Việt Nam cuối thế kỉ thứ 18 đầu thế kỉ thứ 19. Thuý Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đây là tác phẩm có giá trị rất lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật . Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” được trích ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, trong Truyện Kiều . Đoạn trích đã tập trung miêu tả người bằng nghệ thuật đặc sắc và thành công nhất của tác giả.

Bút pháp tả người của Nguyễn Du trước hết là bút pháp ước lệ tượng trưng thường gặp trong thơ cổ điển. Tả về chị em Thuý Kiều tác giả bắt đầu từ cái chung:

“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Nga
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Đầu tiên tác giả giới thiệu gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng Thuý Kiều là chị Thuý Vân là em cả hai đều là những cô gái đẹp “Tố Nga” tác giả sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ tượng trưng “mai cốt cách tuyết tinh thần” để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều họ mang vóc dáng thanh cao mảnh dẻ yểu diệu mềm mại như cây mai suy nghĩ tinh cảm tâm hồn trắng trong như tuyết cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại một vẻ . Tiếp đó tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân bằng các hình ảnh chọn lọc từ ngữ tiêu biểu :

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoang trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Câu thơ mở đầu giới thiệu khái quát đuợc nhân vật bằng 4 chữ “trang trọng khác vời” , nói lên vẻ đẹp cao sang quí phái của Thuý Vân .Vẫn bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với những hình ảnh quen thuộc nhưng tả Vân tác giả có nhiều hướng tả cụ thể trong thủ pháp liệt kê cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật riêng đối tượng miêu tả “đầy đặn nở nang đoan trang”, sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hoá
“khuôn trăng nét ngài hoa cuời ngọc thốt mây thua tuyết nhường góp phần thể hiện vẻ đẹp phúc hậu quí phái của Thuý Vân . Khuôn mặt tròn trịa toả sáng đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cuời tươi như hoa, giọng nói trong trẻo toát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, da trắng mịn hơn tuyết, tính cách nghiêm trang đứng đắn .

Qua đó, Thuý Vân hiện lên là cô gái đoan trang phúc hậu. Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Thuý Vân tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh “mây thua tuyết nhường” , nên nàng sẽ có một cuộc đời bình lặng suôn sẻ hạnh phúc .

16 tháng 10 2021

Tham khảo:

Thuý Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đây là tác phẩm có giá trị rất lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật . Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” được trích ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, trong Truyện Kiều . Đoạn trích đã tập trung miêu tả người bằng nghệ thuật đặc sắc và thành công nhất của tác giả. Bút pháp tả người của Nguyễn Du trước hết là bút pháp ước lệ tượng trưng thường gặp trong thơ cổ điển. Tả về chị em Thuý Kiều tác giả bắt đầu từ cái chung: “Đầu lòng hai ả tố nga Thuý Kiều là chị em là Thuý Nga Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” Đầu tiên tác giả giới thiệu gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng Thuý Kiều là chị Thuý Vân là em cả hai đều là những cô gái đẹp “Tố Nga” tác giả sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ tượng trưng “mai cốt cách tuyết tinh thần” để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều họ mang vóc dáng thanh cao mảnh dẻ yểu diệu mềm mại như cây mai suy nghĩ tinh cảm tâm hồn trắng trong như tuy