câu 1 từ chỉ có 1 tiếng tạo thành là từ gì câu 2 trong câu ca dao sau có mấy từ ghép Nhiễu điều phủ lấy giá gươngngười trong một nước phải thương nhau cùngcâu 3 từ láy xanh xao dùng để chỉ màu sắc đối tượng nàoA da người B lá cây còn non C lá cây đã già D trờicâu 4 đoạn văn tôi tợn lắm . giám cà kịa tất cả bà con trong xóm khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn không ai đáp lại từ tợn trong đoạn văn trên nghĩa là gì A bảo vệ mức liều lĩnh ko bt sợ hãi gì lộ rõ vẻ thách thứcB hiền lànhC nhu nhược D chỉ sự khác thường ở mức độ cao câu 5 câu thơ mai sau bể cạn non mòn à ơi tay mẹ vẫn còn hát du câu 6 công cha như núi ngất trờinghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông núi cao biển rộng mênh môngcù lao 9 chữ ghi lòng con ơi câu ca dao trên sử dụng biện pháp tu từ nào hãy nói phép tu từ của câu thơ trêncâu 7 tìm câu thơ có phép tu từ so sánh A bàn tay mẹ thức 1 đời B à ơi này cái trăng vàng ngủ ngonC những ngôi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con D nghiện ngào thương mẹ nhiều hơncâu 8 nhận xét nào sau đây 0 đúng tác dụng phép so sánh trong đoạn thơ những bạn nào nhút nhát thì giống như thỏ contrông đáng yêu đấy chứ sao 0 yêu lại còn A nhà thơ đã thể hiện gần gũi tôn trọng yêu mến các em nhỏ đó là cách tác giả bầy tỏ thái độ bênh vực với những bạn bị bắt nạtB nhà thơ khuyên nhủ chúng ta cần phải bt yêu thương giúp đỡ người yếu đuối nhút nhát quanh mình C thể hiện độ lên án căm ghét hành vi bắt nạt D làm cho câu thơ gợi hình gợi cảm hấp dẫnlàm hộ mk , mk tick cho
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Câu ca dao nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của nhân dân ta, nó đã trở thành truyền thống của dân tộc, được lan truyền qua bao thế hệ già trẻ - những con người “trong một nước”, cùng nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”.
- Những câu ca dao tương tự:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Dân ta nhớ một chữ đồng.
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
“Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
"Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"...
Ý nghĩa của câu ca dao trên:
Câu ca dao trên nói lên sự đoàn kết tương thân, tương ái lẫn nhau. Đã là người cùng thôn, cùng xóm, làng bản hay rộng hơn là con cháu người Việt có chung cội nguồn “con rồng, cháu tiên” thì phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đó là tình cảm giữa con người với con người, là tinh thần yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là truyền thống tốt đẹp từ bao đời của nhân dân ta.
Một số câu ca dao có nội dung tương tự:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Một cây là chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Tham khảo;
câu 1 thể hiện lòng koan dung người với người sẵn lòng tha thứ nếu họ sửa lỗi lầm
Câu 2: phải yêu thương nhau và phải nhớ rằng chúng ta là người 1 nhà
Hai câu này nói về lòng khoan dung hãy biết mở lòng vị tha vì ko ai trên đời là ko mắc sai lầm cơ nhưng cái quan trọng ko phải trách móc mà là họ có biết hối hận hay ko !
HT
TK:
Như vậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Đến vế câu thứ hai là “Người trong một nước phải thương nhau cùng” - những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Em tham khảo nhé !
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng.
Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.
Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.
Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.
Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.
Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.
Một vài nét tín ngưỡng của dân tộc ta ở thế kỉ XVI-XVIII :
+ Nho giáo
+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi
Câu ca dao sau nói lên : Tình yêu thương , đùm bọc , giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong 1 nước.
Câu ca dao tương tự : Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
bạn tham khảo nha
1.ảnh hưởng từ các tư tưởng tôn giáo,người dân việt nam đã tạo nên một nếp sống vân hóa riêng trên cơ sở hòa nhập với nền văn hóa cổ truyền
2.câu ca dao nhắc nhở chúng ta người trong cùng 1 đất nước phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau
-các câu ca dao khác là
+Lá lành đùm lá rách
+Bầu ơi thương lấy bí cùng
+Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.
chúc bạn học tốt nha.
a: nước. Nước lạnh quá!
b: thủy: thủy thần, phong thủy, thủy mặc, ...
c:Tiếng : Chuỗi âm thanh nhỏ nhất ( Hiểu một cách nôm na : Mỗi lần phát âm là 1 tiếng) . TIẾNG CÓ THỂ CÓ NGHĨA HOẶC KHÔNG CÓ NGHĨA.Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận : Âm đầu, vần và thanh . Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu
* Từ : Từ được cấu tạo bởi các tiếng.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. TỪ PHẢI CÓ NGHĨA RÕ RÀNG. Từ có 1 tiếng gọi là từ đơn , từ có 2 tiếng trở lên gọi là từ phức.
Trong từ phức lại được chia ra làm 2 loại từ : từ ghép và từ láy
+ Từ ghép là GHÉP 2 TIẾNG CÓ NGHĨA VỚI NHAU
Trong từ ghép lại được phân ra làm 2 loại : từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Từ ghép tổng hợp là chỉ chung một loại sự vật. Từ ghép phân loại là chỉ riêng 1 loại sự vật để phân biệt với sự vật khác cùng loại.
+ Từ láy : Giữa các tiếng trong từ CÓ SỰ LẶP LẠI ( giống nhau) có thể về âm đầu, vần hoặc cả tiếng trong đó CHỈ CÓ 1 TIẾNG CÓ NGHĨA RÕ RÀNG hoặc CẢ HAI ĐỀU KHÔNG CÓ NGHĨA RÕ RÀNG.
5: TL: xanh xanh, xanh xao,...
xinh xắn, xinh xinh,...
sạch sẽ, sạch sành sanh,...
- Xanh xanh liễu rủ mặt hồ Gươm.
- Mẹ tôi ốm xanh xao.
- Chú gấu bông xinh xắn màu vàng.
- Chiếc nơ màu hồng xinh xinh ở trên kệ.
- Căn phòng sạch sẽ quá!
- Do hắn cờ bạc nên bây giờ gia tài của hắn sạch sành sanh.
6: TG: xe hơi, xe đạp, cỗ xe, xe máy,....
hoa hồng, hoa bỉ ngạn, hoa anh đào, hoa anh túc,...
chim họa mi, chim sơn ca, chim cú,....
cây bàng, cây cổ thụ, rừng cây,...
- Câu ca dao nói lên tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái trong thôn xóm, làng bản, cộng đồng người Việt có chung một cội nguồn "con Rồng, cháu Tiên". Đó là tình cảm, là tinh thần yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước và con người đã là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt Nam.
- Câu ca dao có nội dung tương tự là:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."