Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Mị Châu -Trọng Thủy ?( cảm nghĩ 2 nhân vật để viết thành 1 bài văn )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai người anh em trong văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê " chai tay rất đột ngột.Chỉ cần 1 lúc 2 người ở bên nhau thôi cũng ko có.Vì gia đình,vì những cuộc cãi vã giupx cha và mẹ đã làm cho 2 anh em mãi mãi xa nhau.Hai người anh em Thanh và Thủy thật đáng thương.Nên ta thấy được:Gia đình là 1 thứ gì đó rất thiêng liêng,ko được vì 1 lí do mà phá vỡ hơi ấm gia đình
Tham khảo!
Trọng Thủy là một kẻ gián điệp,nghe lệnh của cha (TRIỆU ĐÀ),dụ MC cho hắn xem trộm nỏ thần.Sau khi xem xong hắn đã lam một cái nỏ thần giả để tráo nỏ thần thật,nhiệm vụ hoàn thành hắn tìm cách xin về phương nam để thăm cha.Lúc chia tay với MC,hắn hỏi MC <nếu mai này hai nước thất hòa ,ta biết tìm nang ở đâu...>Cuối cùng hắn mang nỏ thần về nước.Nhưng TT cũng là 1 nhân vật đầy bi kịch.Bi kịch ấy xuất phát từ nghĩa vụ và tình yêu.Hắn cưới MC không xuất phát từ tình yêu mà là nghĩa vụ của con đối với cha,cái bề tôi đối với chủ.Khi sống với MC ,TT mới nảy sinh tình cảm nhưng nghĩa vụ vẫn quan trọng hơn.Hắn đã lợi dụng tình yêu của MC để thực hiện mưu đồ đó.Lời từ biệt của TT với MC đã thể hiện sự xung đột mâu thuẫn giữa tham vọng xâm lược và khát vọng tình yêu.Khi thực hiện hành động xâm lược ,trong lòng TT chỉ còn nỗi đau tình yêu,hắn đem xác vợ mình về chôn cất.Tiếc thương MC,khi tắm thấy bóng dáng MC ,TT lao đầu xuống giếng chết.Vì vậy TT vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của âm mưu xâm lược.Cái chết bi kịch của TT là một bài học thấm thía,mâu thuẫn không thể dung hòa giữa âm mưu xâm lược và khát vọng tình yêu
Qua truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, nhân dân ta đã xây dựng hình tượng về hai vị thần tuy đều có tài năng xuất chúng nhưng cách ứng xử hoàn toàn trái ngược nhau. Thủy Tinh và Sơn Tinh là hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương- con gái của vua Hùng, mỗi người một vẻ đều có tài năng: Sơn Tinh là người vùng núi, có tài lạ vẫy tay phía nào là phía đó nổi cồn bãi, núi đồi ; Thủy Tinh lại là người miền biển, có tài hô mưa gọi gió. Sơn Tinh đã đem được đủ sính lễ đến sớm và rước được nàng Mị Nương về núi. Vì lẽ đó mà Thủy Tinh tức giận, gây chiến nhằm cướp lấy nàng công chúa. Thủy Tinh đã gây ra bao tội lỗi, gọi mưa bão, làm ngập nhà cửa ruộng đồng của nhân dân. Sơn Tinh với tài năng và phép thuật của mình đã nâng cao núi dần để chặn nước dâng lên. Thủy Tinh vì chuyện riêng tư đã gây họa cho bao người, Sơn Tinh đã dùng sức mạnh, trí tuệ của mình để giúp dân giúp nước. Thủy Tinh đại diện cho những tai họa khủng khiếp của thiên nhiên đe dọa con người, còn Sơn Tinh chính là hình ảnh của nhân dân chống lũ lụt, bảo vệ con người. Mong ước của nhân dân ta từ ngàn đời nay đã được gửi gắm qua hình ảnh của chàng Sơn Tinh trí tuệ, tài đức. Đó là ý nguyện về tinh thần đoàn kết dân tộc để chế ngự thiên tai tự nhiên, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho muôn người.
Tham khảo:
Sau khi học xong văn bản bài học đường đời đầu tiên, trong tôi có rất nhiều cảm nghĩ về nhân vặt dế Choắt. Dế Choắt có dáng hình dài lêu ngêu trông như một gã bị nghiện thuốc nghiện. Cánh ngắn tun ngủn, cái càng thì bè bè, râu ria cụt ngủn. Mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tuy dáng vẻ, bề ngoài của dế Choắt không có vẻ dẹp giống dế Mèn nhưng ai biết được ttrong sâu thẳm Choắt là một trái tim nhân hậu có lòng vị tha, Choắt đã giúp Dế Mèn hiểu ra được bà học đường đời đầu tiên cho mình.
Tham Khảo
Sau khi học xong văn bản bài học đường đời đầu tiên, trong tôi có rất nhiều cảm ngĩ về nhân vặt dế Choắt. Dế Choắt có dáng hình dài lêu ngêu trông như một gã bị nghiện thuốc nghiện. Cánh ngắn tun ngủn, cái càng thì bè bè, râu ria cụt ngủn. Mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tuy dáng vẻ, bề ngoài của dế Choắt không có vẻ dẹp giống dế Mèn nhưng ai biết được ttrong sâu thẳm Choắt là một trái tim nhân hậu có lòng vị tha, Choắt đã giúp Dế Mèn hiểu ra được bà học đường đời đầu tiên cho mình.
Tham khảo nhé :
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chúng ta đã từng bắt gặp rất nhiều cuộc chia li thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu như "Cuộc chia li màu đỏ" (Nguyễn Mĩ), "Việt Bắc" (Tố Hữu), "Tống biệt hành" (Thâm Tâm),...và tất cả những cuộc chia li ấy đều ẩn chứa nỗi buồn. Cuộc chia tay của Thành và Thủy trong "Cuộc chia tay của những con búp bê" (Khánh Hoài) cũng là một cuộc chia li như vậy.
Thành và Thủy đều là những đứa trẻ đáng thương, nạn nhân vô tội trong cuộc li hôn của bố mẹ. Nếu bố mẹ không li hôn thì có lẽ hai anh em đã có một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương. Vì những lí do riêng của bố mẹ mà hai anh em phải xa cách. Điều ấy thật đáng buồn và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của trẻ thơ. Là một người anh trai, Thành biết nhường nhịn và yêu thương em gái. Sự quan tâm của Thành được thể hiện qua hành động chiều nào Thành cũng đi đón em. Khi biết bố mẹ li dị, Thành rất đau lòng. Thành thương đứa em gái bé nhỏ phải theo mẹ về quê ngoại. Nghe tiếng khóc nức nở của Thủy mà Thành "cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối và hai cánh tay áo". Hai anh em cùng lớn lên bên nhau bây giờ chia cách mỗi người một nơi có ai không đau lòng?. Tuy trong lòng đang chất chứa nỗi buồn nhưng Thành vẫn an ủi, vỗ về em bằng cách "kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc". Phải là một người anh hết mực yêu thương em thì mới có những hành động như vậy. Thành nhớ lại kỉ niệm một lần đi đá bóng bị rách áo, vì sợ mẹ mắng nên không dám về nhà. Chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân vận động để vá áo cho anh. Cũng bởi hành động đó mà Thành ân hận nhận ra bao lâu nay mình mải chơi với bè bạn mà không quan tâm đến em. Thành là người anh trai biết suy nghĩ và biết hối lỗi về sự vô tâm của mình. Không chỉ vậy, anh còn nhường cho Thủy hết đồ chơi mà không chịu chia ra theo lời của mẹ. Anh muốn dành tất cả những thứ đó cho đứa em gái đáng thương. Thành muốn Thủy giữ hai con búp bê vì đó có thể là niềm an ủi cuối cùng mà anh dành cho cô.
Thủy là cô em gái ngoan ngoãn, thông minh khi biết vá áo lại cho anh để Thành không bị mẹ mắng. Bàn tay Thủy đưa những mũi kim thoăn thoắt chứng tỏ Thủy là một người khéo léo. Biết rằng sắp phải xa bố và anh, Thủy rất buồn, "hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều". Cũng giống như Thành, cô nhường hết đồ chơi cho anh: "Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh". Ở Thủy không có sự tranh giành với anh như những đứa trẻ khác. Cô biết nhường cho anh và yêu thương anh. Thủy vô cùng chu đáo khi đã bắt con Vệ Sĩ gác cho anh ngủ vì có thời kì Thành ngủ mê thấy ma. Thủy lấy con dao díp buộc vào con búp bê đặt ở đầu giường để nó canh cho anh ngủ. Cả Thành và Thủy đều rất yêu quý hai con búp bê đó. Họ gọi chúng bằng cái tên thân mật là Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Hai con búp bê ấy không bao giờ cách xa nhau cũng như tình cảm anh em khăng khít của Thành và Thủy. Vậy mà khi Thành chia tách chúng ra thì Thủy "không chịu đựng nổi". Thủy giận dữ khi Thành đặt con Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía: "Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế"! Trước giây phút chia xa, Thủy còn "ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: "Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé"! Đó là những lời nói hồn nhiên của một đứa trẻ nhưng ẩn sâu trong đó là biết bao sự đau lòng khi phải cách xa người anh trai ruột thịt mà không biết khi nào mới có thể gặp lại. Ngỡ tưởng Thủy sẽ giữ con Em Nhỏ bên mình nhưng cô đã quay lại đặt nó quàng tay vào con Vệ Sĩ và nói với anh: "Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi". Không chỉ chu đáo, Thủy còn là một cô bé hiếu thảo khi muốn gặp và chào bố trước khi đi nhưng bố vẫn biệt tăm mấy ngày hôm nay.
Rồi mai đây, tương lai của Thủy sẽ ra sao khi theo mẹ về quê ngoại cô sẽ không được đi học nữa. Mẹ Thủy bảo rằng sẽ sắm cho Thủy thúng hoa quả để bán ngoài chợ. Cả Thành, cô giáo và các bạn học sinh đều xót xa trước những chia sẻ ấy. Cuộc chia tay kết thúc bằng hình ảnh Thành mếu máo, "đứng như chôn chân xuống đất" và "nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu" của em gái trèo lên xe. Có lẽ phải rất lâu sau họ mới có cuộc tái ngộ.
Hai anh em đều rất buồn khi phải cách xa nhau nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác. Nếu tổ ấm gia đình không tan vỡ thì có lẽ sẽ không có cuộc chia tay thấm đẫm nước mắt này. Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã để lại trong chúng ta rất nhiều cảm xúc. Đồng thời qua cuộc chia tay ấy, tác giả Khánh Hoài cũng muốn gửi tới bạn đọc thông điệp hãy bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc gia đình để những đứa trẻ vô tội không phải chịu tổn thương, mất mát.
Truyện truyền thuyết cổ tích nằm trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam nước ta. Nó để lại nhiều bài học quý báu cho con người, thể hiện những tâm tư tình cảm của người xưa .
Truyện “Thánh Gióng” thể hiện ước mơ đánh tan giặc ngoại xâm của người xưa. Ước mơ về sức mạnh phi thường giúp người dân có thể lớn nhanh như thổi tạo ra sức mạnh to lớn, không ai sánh kịp.
Trong đó nhân vật Thánh Gióng đã để lại trong lòng người đọc nhiều chi tiết hay, thể hiện nghệ thuật thần thoại hóa của người xưa. Câu chuyện xoay quanh nhân vật một em bé sinh ra đã không biết nói. Nhưng đến năm ba tuổi khi nước ta có giặc ngoại xâm chiếm đánh, quan triều đình ra lời kêu gọi tướng tài gia nhập quân đội giết giặc ngoại xâm thì cậu bé Thánh Gióng lại mở mồm nói được.
Thánh Gióng
Câu nói đầu tiên của một chú bé không phải lời gọi mẹ gọi ba mà lời nói dành cho quê hương đất nướcrằng “Con sẽ đi đánh giặc ngoại xâm” Rồi sau câu nói đó chú bé Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vững mạnh, chắc chắn. Chú bé mặc bộ quần áo giáp sắt vào người, rồi nhổ một bụi tre làm vũ khí lao ra mặt trận.
Sức mạnh phi thường của Thánh Gióng đã phá tan quân thù làm cho chúng phải bỏ chạy toán loạn. Sau chiến thắng cả người và ngựa Thánh Gióng bay thẳng về trời. Thể hiện sự kỳ diệu của người thần thông quảng đại, thể hiện dòng dõi tiên rồng.
Nhân vật Thánh Gióng thể hiện ước mơ của người dân chúng ta thời xưa, ước mơ có được sức mạnh phi thường của trời đất để đánh tan kẻ thù xâm lược.
Ước mơ về sự tự do thái bình thịnh trị, không có chiến tranh, không có cảnh đầu rơi máu chảy mọi người dân đều được sống tự do, hòa bình, no đủ.
Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc về cậu bé dù nhỏ tuổi nhưng yêu nước, có ý chí sức mạnh phi thường.