K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Liệt kê lại các câu văn biểu cảm trong đoạn sau: "Từ khi theo gia đình vào Nam, tôi nhớ không nguôi sắc hoa màu đỏ hồng, nở trên những cành cây trông tuy khẳng khiu nhưng chứa đựng một sức sống mãnh liệt. Càng đi xa, tôi càng nhớ, mỗi độ Tết đến lại mong được một lần về Hà Nội sum họp cùng ông bà, cùng loài hoa tôi yêu quý để có một mùa xuân trọn vẹn thường khi. Tôi thấy mình đâu đó khi đọc “Thương...
Đọc tiếp

Liệt kê lại các câu văn biểu cảm trong đoạn sau: 
"Từ khi theo gia đình vào Nam, tôi nhớ không nguôi sắc hoa màu đỏ hồng, nở trên những cành cây trông tuy khẳng khiu nhưng chứa đựng một sức sống mãnh liệt. Càng đi xa, tôi càng nhớ, mỗi độ Tết đến lại mong được một lần về Hà Nội sum họp cùng ông bà, cùng loài hoa tôi yêu quý để có một mùa xuân trọn vẹn thường khi. Tôi thấy mình đâu đó khi đọc “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, có một chương với nhan đề rất hay: “Tháng hai, tương tư hoa đào”. Có lẽ với hoàn cảnh tôi lúc này thật đúng. Tôi cũng tương tư, nhớ thương hoa đào và cái se se lạnh của mùa xuân Hà Nội. Mặc dù tôi biết, tình yêu thương của miền Nam đang choàng lên vai tôi màu vàng óng của hoa mai…"

0
So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm.Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.a)Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng...
Đọc tiếp

So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm.Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

a)Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

b)Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phơi như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm đỏ quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp ở vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng hoa hỉa đường nở đỏ núi Nghĩa Linh

1
19 tháng 9 2016

+ Đoạn a không phải là văn biểu cảm vì chỉ miêu tả hoa Hải Đường dưới góc độ sinh học
+ Đoạn b là văn biểu cảm vì bộc lộ rõ cảm xúc:

  • Tả hai cây hải đường trổ hoa,từ đó liên tưởng tới lời chào hạnh phúc
  • Cảm nhận:khi đứng gần hoa thì "hân hoan ,say đắm"
  • thái độ: không đồng tình với cách xưng tôn của các nhà nho
  • cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp khỏe khoắn,dân dã của hoa

Nội dung biểu cảm:Đoạn văn đó đã bày tỏ tình cảm khi ngắm nhìn thấy cây hoa hải đường cảm xúc của tác giả khi ngắm nó, và đặc biệt nó để lại những chi tiết rất đặc sắc và mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng tới người đọc.

 


 

 

a)Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏiĐứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.       Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai  Bài ca dao là lời của ai, bày tỏ tình cảm gì?b) So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau. Sau đó, em hãy sắp xếp...
Đọc tiếp

a)Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. 

      Thân em như chẽn lúa đòng đòng 

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

  Bài ca dao là lời của ai, bày tỏ tình cảm gì?

b) So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau. Sau đó, em hãy sắp xếp cách biểu cảm của bài ca dao và hai đoạn văn vào bảng bên dưới cho phù hợp.

(1) Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp co giữa đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô.

(2) Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa đều cành phơi phới như một lời cahof hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải dương bằng hình ảnh cảu những người đẹp vương giả. Sự thực nước ta hải đường đâu chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu ra rắn màu gỉ hồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải dường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muons phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc thăm Đền Hùng, tôi đã ngản ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đó núi Nghĩa Lĩnh.

HELP ME! khocroi

 

2
29 tháng 9 2016

4.

a) Bài ca dao là lời của một cô gái đang tự nói với mình hay cũng là lời của một chàng trai nhìn về cô gái đằng xa xa mà nói. Bài ca đã thể hiện sự bao la, trù phú của cánh đồng và vẻ đẹp đầy sức sống của cô gái thăm đồng.

b) (1) Bộc lộ tình cảm giành cho cô giáo tiếp bằng các từ ngữ.

    (2) Bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho hoa hải đường thông qua miêu tả và tự sự.

+) Biểu tả gián tiếp: Bài ca dao và đoạn văn (2)

+) Biểu tả trực tiếp: Đoạn văn (1)

=> Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm thuần tư tưởng nhân vật

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA ! hehe

23 tháng 9 2016

trả lời câu hỏi nào v

Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối: Qua những mùa hoaTrên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối: Qua những mùa hoa

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bỏng hoa gạo đầu tiên nỏ trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lón cháy rừng rực giữa trời. Nhưng khi lửa ỏ cây gạo sắp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cà một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến. Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh. Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã "người lón" hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu. Đến khi các loài hoa rực rõ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, mồngế.. đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước của nhà tô mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. Rồi sau đó, quả chín, những quầ chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.

Theo VĂN LONG

1
4 tháng 7 2018

Đoạn 1, 2, 3

(1) Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm.

(2) Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi ahau suốt dọc đường.

(3) Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm bẩm ôn bài.

(4) Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn.

(5) Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

(6) Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc.

(7) Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.

- Đoạn 1: Nhưng nối câu 3 với câu 2

- Đoạn 2: Vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1.

Rồi nối câu 5 với câu 4.

- Đoạn 3: Nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2

Rồi nối câu 7 với câu 6.

Đoạn 4, 5, 6, 7

(8) Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

(9) Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình.

(10) Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông, như gạo.

(11) Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím.

(12) Sang đến anh hoa muông thi đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.

(13) Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài.

(14) Mãi đến năm nay khi tôi đã lớp Năm, đã "người lớn" hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc hi hơi vàng hoe, chìm lẫn vào từng đợr lá lion, lẫn với màu nắng dịu.

(15) Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muống di kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả sấu xanh giòn.

(16) Rồi sau đó, những quả sấu chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiém tốn như tính tình hoa sấu vậy.

- Đoạn 4: Đến nối câu 11 với câu 9, 10.

Sang đến nối câu 12 với các câu 9, 10, 11.

- Đoạn 6: Nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5.

Mãi đến nối câu 14 với câu 13.

- Đoạn 7: Đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6.

Rồi nối câu 16 với câu 15.

Trước nhà em có mấy chậu hoa hồng. Mẹ em mua mấy cây hồng đó cách đây chừng một tháng. Nay chúng đã ra hoa, những đóa hồng nhung đỏ thắm.Nhờ công chăm sóc của mẹ, các cây hồng đều rất tươi. Thân chúng không cao nhưng cành thì mập mạp, xòe ra cả ngoài thành chậu. Những chiếc lá hồng xanh mướt to bản, có răng cưa, đầu hơi nhọn, càng gần cuối cành càng nhỏ lại. Cánh hồng tuy bé nhưng...
Đọc tiếp

Trước nhà em có mấy chậu hoa hồng. Mẹ em mua mấy cây hồng đó cách đây chừng một tháng. Nay chúng đã ra hoa, những đóa hồng nhung đỏ thắm.

Nhờ công chăm sóc của mẹ, các cây hồng đều rất tươi. Thân chúng không cao nhưng cành thì mập mạp, xòe ra cả ngoài thành chậu. Những chiếc lá hồng xanh mướt to bản, có răng cưa, đầu hơi nhọn, càng gần cuối cành càng nhỏ lại. Cánh hồng tuy bé nhưng trông rất dẻo dai. Trên lớp vỏ cây xanh rờn những chiếc gai nhọn hoắt mọc lởm chởm như những người lính giương súng sẵn sàng bảo vệ cho cây.

Trên cành hồng lớn nhất vươn lên từ giữa thân cây, một đóa hoa hồng nở. Một cuống hoa dài và mảnh từ cành nhô lên đỡ lây chiếc đài hoa xanh biếc. Trên cái đài hoa ấy, những cánh hồng xinh xắn, mềm mại xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp.

Mỗi sáng sớm, hoa chưa nở hết, cánh hoa còn ôm khít vào nhau như cùng nhau che chở cho nhị hoa khỏi bị sương gió. Thế mà, đứng bên bông hoa ấy, em đã thấy hương hoa hồng tỏa thơm ngào ngạt. Trên màu hoa đỏ thẫm và mượt như nhung, lấm tấm mấy hạt sương lấp lánh những tia nắng sớm.

Thảo nào người ta thường thích hoa hồng đến vậy: hoa hồng vừa đẹp lại vừa thơm. Mặt trời càng lên cao, những cánh hoa càng xòe rộng, cho đến khi cả đóa hoa như một chiếc đĩa nhỏ được tạc bằng ngọc. Khi ấy, hương

hoa cũng thơm lừng. Rồi cánh hoa nhạt màu và lần lượt rã ra, rụng xuống. Mẹ em dùng kéo cắt bông hoa ấy đi, chừa chỗ cho một nụ hoa mới, mũm mĩm như một trái sim chín, chỉ vài hôm nữa là nở.

Sân nhà em không rộng, mẹ em không có nhiều tiền để mua được nhiều hoa. Tuy chỉ có mấy cây hoa hồng bé nhỏ, ngôi nhà mẹ hình như cũng nhờ thế mà đẹp ra, vui hơn

4
28 tháng 3 2016

HAY QUÁyeu

15 tháng 8 2016

great

18 tháng 5 2020

Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Mọi người vẫn luôn mong chờ mùa xuân đến, vì được đón Tết cổ truyền, được quây quần bên nhau ấm áp.

*Ryeo*

18 tháng 10 2023

Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây khẳng khiu chống lại cái lạnh của mùa đông đã nhú những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh êm dịu làm đất trời sáng bừng lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng đã bắt đầu nhóm lên trên những cánh hoa nở sớm.

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.(Theo Lê Trí Viễn)- Hai đoạn văn liệt kê hai...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.

b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.

1
19 tháng 10 2019

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

Câu 3 – 6. Cho đoạn văn sau:Cho đoạn văn sau:           (1) Cánh rừng mùa đông trơ trụi. (2) Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xơ xác trên nền trời xám xịt. (3) Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. (4) Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn.                                                     (Theo Trần Hoài Dương)Câu 3. (0.5 điểm) Tìm các từ láy...
Đọc tiếp

Câu 3 – 6. Cho đoạn văn sau:

Cho đoạn văn sau:

           (1) Cánh rừng mùa đông trơ trụi. (2) Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xơ xác trên nền trời xám xịt. (3) Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. (4) Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn.

                                                     (Theo Trần Hoài Dương)

Câu 3. (0.5 điểm) Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.

........................................................................................

Câu 4. (0.5 điểm) Tìm các từ ghép tổng hợp trong câu (1)

........................................................................................

Câu 5.  (0.5 điểm) Phân tích cấu tạo câu (3)

........................................................................................

Câu 6. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu (4)

........................................................................................

1

câu 3 : trơ trụi ; khẳng khiu ; xơ xác ; xám xịt ; xơ xác lần 2 ; ngơ ngác .

câu 4 : cánh rừng ,( mùa đông thật ra mik cũng ko nghĩ là mùa đông :v )

câu 5 : cấu tạo của ( câu 3 ) gồm chủ ngữ vị ngữ và trạng ngữ ; trong câu còn dùng biện pháp nhân hóa ( mik nghĩ thế :v )

câu 6 : tác giã đã dùng biện pháp nhân hóa trong câu này tác giả dùng biện pháp này để khiến bài văn và câu văn thêm phần sống động .

thấy đúng thì tick cho mik nha

Hok Tốt 

@uy tín

19 tháng 10 2021

câu 3:khẳng khiu, xám xịt, ngơ ngác,xơ xác
câu 4:trơ trụi