Câu 2. Mục đích của việc gieo trồng đúng thời vụ để phòng trừ sâu bệnh hại là:
A. Tránh thời kì sâu bệnh phát triển mạnh
B. Làm thay đổi điều kiện sống và thức ăn của sâu bệnh
C. Loại trừ mầm mống sâu, bệnh hại
D. Loại trừ nơi ẩn náu của sâu bệnh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp phòng trừ | Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại |
- Vệ sinh đồng ruộng. | - Diệt trừ mầm mống sâu bệnh. |
- Làm đất. | - Diệt trừ mầm mống sâu bệnh. |
- Gieo trồng đúng thời vụ. | - Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh. |
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. | - Tăng cường sức chống chịu cho cây. |
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. | - Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh. |
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh | - Hạn chế sâu bệnh. |
Câu25. Biện pháp phòng trừ ‘’làm đất, vệ sinh đồng ruộng’’ có tác dụng:
A. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây;
B. Tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh
C. Hạn chế sâu, bệnh
D. Diệt trừ mầm mống, nơi ẩn náu của sâu bệnh.
Câu26. Biện pháp phòng trừ ‘’Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí’’ có tác dụng:
A. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây;
B. Tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh
C. Hạn chế sâu, bệnh
D. Diệt trừ mầm mống, nơi ẩn náu của sâu bệnh.
Câu27. Biện pháp thủ công trong các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh là gì:
A. Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
B. Sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh.
C. Sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
D. Kiểm tra, xử lý sản phẩm nông, lâm nghiệp.
Câu 28. Tác hại của sâu, bệnh là gì?
A. Năng suất, chất lượng nông sản giảm không đáng kể.
B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển nhanh
C. Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
D. Làm chết vi sinh vật có lợi cho cây.
Câu 29. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại là gì?
A. Biến dạng lá, quả, gãy cành, thối củ,…
B. Lá, quả có đốm đen, vàng,…
C. Trạng thái: cây héo rũ
D. Cả 3 đáp án A, B, C
Câu 30. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nào mang lại hiệu quả cao nhưng gây hại cho con người, môi trường, sinh vật:
A. Thủ công
B. Sinh học
C. Hóa học
D. Kiểm dịch thực vật
Câu 31. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành mấy năm:
A. 1 năm
B. 3 Năm
C. 2 năm
D. 4 năm
Câu 32. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được áp dụng đối với cây nào:
A. Cây đỗ
C. Khoai lang
B. Sắn
D. Rau ngót
Câu 33. Căn cứ vào hình thức bón, có mấy cách bón phân?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34. Bón phân lót là gì?
A. Bón phân vào đất trước, trong và sau khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
B. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng.
C. Bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
D. Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhắm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
Câu 35. Ưu điểm của gieo hàng, gieo hốc là?
A. Nhanh, ít tốn công, gây lãng phí hạt giống
B. Chăm sóc dễ dàng, ít lãng phí hạt giống
C. Số lượng hạt nhiều khó chăm sóc
D. Tốn nhiều công
Câu 36. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng là?
A. Khí hậu, loại cây trồng, thời kì phát sinh sâu bệnh.
B. Khí hậu, loại cây trồng, diện tích canh tác.
C. Thời kì phát sinh sâu bệnh, diện tích canh tác, giống cây địa phương.
D. Thời kì phát sinh sâu bệnh, giống cây địa phương, phân bón hợp lý.
Câu 37. Vụ đông xuân: từ tháng 11 đến tháng 4, tháng 5 năm sau thường trồng các loại cây nào?
A. Trồng chè, cà phê, hồ tiêu,…
B. Trồng lúa ngô, đỗ lạc, cây ăn quả…
C. Trồng rau, bắp cải,…
D. Trồng đỗ, tương,khoai,..
Câu 38. Kiểm tra hạt giống nhằm mục đích gì?
A. Nhằm phát hiện hạt tốt để dùng, hạt xấu sẽ loại bỏ
B. Nhằm gieo giống cây trồng
C. Nhằm tiến hành nhân giống cây trồng
D. Nhằm sản xuất một số hạt giống chất lượng tương ứng.
Câu 39. Có mấy cách xử lý hạt giống?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 40. Trong phương pháp gieo trồng: ’’trồng cây con’’ có ưu điểm là:
A. Tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh
B. Đơn giản, dễ làm, nhanh ra hạt.
C. Đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến
D. Ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu
– Biện pháp hóa học:
+ Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.
+ Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng, con người khi ăn phải thực phẩm sử dụng quá nhiều chất hóa học có thể bị ngộ độc nghiêm trọng.
Thời vụ là khoảng thời gian nhất định thích hợp với một loại cây nào đó, trong thời gian này cây sinh trưởng và phát triển tốt thì đó gọi là thời vụ.
Căn cứ vào các yếu tố như:
+ khí hậu
+ loại cây trồng
+ tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
Mục đích của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là:
A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng đồng thời diệt cỏ dại, mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
D. Ngăn ngừa tác hại của sâu, bệnh, bảo vệ mùa màng.
A
A