K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2021

nhân hóa 

15 tháng 12 2021

Liệt kê

11 tháng 11 2021

Phép đối

11 tháng 11 2021

9.

A

10.

C

11 tháng 11 2021

1-A

2-D thì phải

chúc thi tốthiu

23 tháng 11 2021

Thể thơ bảy chữ

23 tháng 11 2021

thất ngôn bát cú

3 tháng 1 2022

Câu thơ có các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

-Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

-Bút pháp trào phúng trong bài thơ.

-Lời thơ hóm hình, giản đơn nhưng gần gũi.

-Nhịp điệu của bài thơ phối hợp một cách nhịp nhàng tạo ra bài thơ liền mạch, nhẹ nhàng như lời nói chuyện tâm tình gần gũi.

-Bên cạnh đó, bài thơ còn sử dụng phép đối, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt.

               BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ  (Nguyễn Khuyến )Đã bấy lâu nay bác tới nhàTrẻ thời đi vắng, chợ thời xaAo sâu nước cả khôn chài cáVườn rộng rào thưa khó đuổi gàCải chửa ra cây cà mới nụ                Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoaĐầu trò tiếp khách trầu không cóBác đến chơi đây ta với ta      Viết một bài văn phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. với dàn ý:  Mở đoạn- Giới...
Đọc tiếp

               BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ  (Nguyễn Khuyến )

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây cà mới nụ               

Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

 

     Viết một bài văn phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. với dàn ý:

 

 

Mở đoạn

- Giới thiệu tác giả: vị trí trong nền văn học, đặc điểm thơ ca, tác phẩm tiêu biểu…

- Giới thiệu bài thơ: xuất xứ, hoàn cảnh ra đời.

- Nêu ý kiến chung về bài thơ: giá trị, vị trí bài thơ trong sự nghiệp nhà thơ.

Thân đoạn

1) Phân tích đặc điểm chung bài thơ:

- Đặc điểm về thể thơ của bài thơ: vần, nhịp, đối, niêm, luật, bố cục

- Đề tài: Tình bạn

- Mạch cảm xúc:

+ Câu thơ đầu: cảm xúc của nhà thơ  khi được gặp bạn

+ Sáu câu sau: hoàn cảnh tiếp bạn của nhà thơ

+ Câu cuối: Cảm xúc về tình bạn 

- Chủ đề: tình bạn thắm thiết, keo sơn, gắn bó; cuộc sống bình dị, nhân cách cao đẹp, tâm hồn thanh cao của nhà thơ.

2) Phân tích đặc sắc nội dung,  nghệ thuật của bài thơ:

- Câu thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi được gặp bạn

+ Cụm từ “ đã bấy lâu nay”

+ Từ xưng hô “ bác”

- Sau câu tiếp: Hoàn cảnh tiếp bạn

+ Nghệ thuật liệt kê, đối lập

- Câu thơ cuối: Cảm xúc về tình bạn:

+ Cụm từ “ ta vói ta ”

=> Bức tranh thôn quê dân dã, thân thuộc; cuộc sống bình dị, nhân cách cao đẹp, tâm hồn thanh cao của nhà thơ

Kết đoạn

Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

0
3 tháng 1 2022

Tham khảo nhé!

Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trọng tình nghĩa làng xóm bạn bè. Trong những tác phẩm mà ông để lại không biết có bao nhiêu tác phẩm nói về tình cảm đơn sơ giản dị thế nhưng tiêu biểu nhất có thể nói đến “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ như cái cười nhẹ nhàng thấm thía của nhà thơ về cảnh nghèo túng của gia đình khi bạn đến chơi nhà. Đồng thời nói lên tình cảm bạn bè trong sáng đơn sơ mà không cần đến những thứ vật chất kia. Dù trong khó khăn thì tình bạn vẫn luôn tỏa sáng.

Mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Đó chính là một người bạn xa đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và đến thăm nhà thơ. Có thể nói ta thấy được ở đây sự yêu quý trân trọng nhau của một tình bạn già:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa ”

Cụm từ “đã bấy lâu” cho thấy được khoảng thời gian đã quá lâu quá xa rồi người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Dù cuộc sống còn khó khăn thế nhưng người bạn kia vẫn thu xếp được công việc đến thăm Nguyễn Khuyến điều đó cho thấy một tình bạn trong sáng thân thiết trân trọng nhau giữa nhà thơ và bạn mình. Thế nhưng cứ tưởng với một người khách quý như thế phải có mâm cao cỗ đầy hay ít nhất cũng phải vài ba thứ gì đó có thể để cho hai người tâm sự thế nhưng lại không hề có. Bác đến nhà nhưng những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng hết, chợ thì xa nhà quá.

Trong khi nhà thơ tuổi đã già không thế nào đi được. Nhà thơ như thể hiện lời xin lỗi của bản thân về hoàn cảnh ấy không thể nào làm được một bữa cơm có thể không nhiều đồ ăn nhưng cũng là thể hiện tấm lòng với người bạn từ xa đến.

Thế rồi nhà thơ nói đến một loạt những thứ có sẵn trong gia đình nhưng khổ nỗi không có một thứ nào có thể ăn được:

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Nhà thì có ao nhưng khổ nỗi ao sâu nước cả không thể nào mà kéo cá được. Vườn cũng có nhưng lại rào thưa không thể đuổi mà bắt gà được. Trong khu vườn ấy cũng có những cây cải, cây cà nhưng lại vẫn ở trạng thái phát triển chưa thể ăn được. Bầu thì vừa mới rụng rốn, mướp hãy còn đương hoa. Tóm lại mọi thứ có trong nhà Nguyễn Khuyến để đang ở trong dạng tiềm tàng không thể ăn được. Mà dẫu có ăn được thì lại tuổi già sức yếu không thể nào làm gì được. Hay nói như vậy nhà thơ cũng có ý nói đến cảnh nghèo của bản thân mình. Dù hiểu thế nào thì khi bạn đến nhà Nguyễn Khuyến đã không có gì để tiếp bạn và những câu nói trên như một lời nói hoàn cảnh để cho người bạn kia thông cảm với mình. Ngay cả khi miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở đây cũng không có:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta”

Miếng trầu là cái để người ta có thể nhâm nhi nói chuyện, qua câu thơ của Nguyễn Khuyến chúng ta hình dung ra những cảnh người già ngồi nói chuyện ăn trầu mà cười tít hiền lành. Thế nhưng ở đây cũng không có. Vậy là khi bạn đến chơi nhà không có một thứ gì để đãi bạn mà chỉ có mỗi hai người ngồi với nhau mà thôi. “Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn kia. Vậy là trong vô vàn những thứ kể ra thì chỉ có mỗi hai chữ ta ấy mà thôi.
Bài thơ như những lời nói khéo của nhà thơ về hoàn cảnh. Bạn đến chơi nhà quả là quá quý nhưng tuổi cao sức yếu và cảnh nghèo khó ở quê cho nên đành có lỗi với người bạn ấy chỉ có thể đem tấm lòng của mình ra đối đãi mà thôi. Dù nghèo khó như thế nhưng ta vẫn thấy ở đây một tình cảm đầy quý mến đó chính là tình bạn nhất là khi về già

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.Ao sâu nước cả, khôn chài cá,        Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà…”                                                                    (Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục)Câu 1: Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?Câu 2: Hãy chép tiếp bốn câu thơ cuối của bài thơ. Câu...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

        Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà…”

                                                                    (Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1: Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Hãy chép tiếp bốn câu thơ cuối của bài thơ. 

Câu 3: Chỉ ra đại từ trong đoạn thơ trên. Tác dụng của cách sử dụng đại từ đó. 

Câu 4: Trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” cũng có cụm từ “ta với ta”. Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của cụm từ đó trong hai bài thơ.                                giúp gấp

 

1
15 tháng 11 2021

Câu 1: Câu thơ trên trích trong bài thơ ' Bạn đến chơi nhà '. Tác giả là Nguyễn Khuyến.

Câu 2:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Câu 3: Đại từ trong đoạn thơ trên là Bác.